Tiền gửi được đánh giá là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Nó giúp đảm bảo việc hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Chính vì vậy, một cơ chế bảo hiểm tiền gửi tốt là điều cần thiết. Chỉ có như vậy, các tổ chức tín dụng mới có được lòng tin của người gửi. Trong đó, hạn mức bảo hiểm tiền gửi sẽ giúp bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người gửi. Đồng thời nó cũng là công cụ tối ưu để đảm bảo sự an toàn trong hệ thống tài chính nói chung. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ký quyết định về việc nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên gấp đôi GDP bình quân đầu người của Việt Nam.
Chính thức nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên 125 triệu đồng
Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định 32/2021. Đây là quy định mới về hạn mức trả tiền bảo hiểm. Theo đó hạn mức tăng lên 125 triệu đồng thay vì 75 triệu đồng mức cũ.
Quyết định này quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với người được bảo hiểm tiền gửi. Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng. Như vậy, số tiền bảo hiểm tiền gửi tăng 50 triệu đồng so với quy định tại Quyết định số 21/2017. Khi đó, số tiền trả bảo hiểm là 75 triệu đồng. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12.12.2021.
Ý nghĩa về việc nâng hạn mức tiền gửi
Đối với các khoản tiền gửi đã phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm nhưng chưa được chi trả theo quy định tại luật Bảo hiểm tiền gửi trước ngày 12.12.2021, hạn mức trả tiền bảo hiểm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 21/2017 về hạn mức trả tiền bảo hiểm. Việc nâng mức BHTG này nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu của chính sách BHTG. Nó sẽ bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Đặc biệt chính sách này sẽ tốt với người gửi tiền quy mô nhỏ. Nó còn góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng. Đồng thời nó bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Một vài thông tin về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Những năm đầu chính sách bảo hiểm tiền gửi được triển khai tại Việt Nam, hạn mức bảo hiểm tiền gửi (bao gồm cả gốc lẫn lãi) của một cá nhân tối đa là 30 triệu đồng. Điều này được thực hiện từ năm 1999. Đến năm 2005, hạn mức này được điều chỉnh lên 50 triệu đồng. Hạn mức này được duy trì tới 12 năm. Đến ngày 5/8/2017, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tăng lên. Mức tối đa lúc đó là 75 triệu đồng.
Hiện nay, Bảo hiểm tiền gửi việt Nam (BHTGVN) đang bảo hiểm cho khoảng 5,4 triệu tỉ đồng tiền gửi của người gửi tiền. Trong năm 2019, BHTGVN không phát sinh nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Tính đến cuối năm 2019, có 1.282 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Bao gồm có 95 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cùng với đó là 1 ngân hàng hợp tác xã. Ngoài ra có 1.182 quỹ tín dụng nhân dân và 4 tổ chức tài chính vi mô. Trong năm 2019, BHTGVN thực hiện cấp mới 1 chứng nhận. Số cấp lại chứng nhận là 3 và cấp 576 bản sao chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi. Họ cũng thu hồi 1 chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của các tổ chức tham gia.