Các giải pháp tín dụng đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp thời điểm dịch bệnh

Các giải pháp tín dụng đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp thời điểm dịch bệnh

Gần 2 năm nay, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn bởi làn sóng đại dịch Covid 19. Điều này khiến cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị trì trệ. Đây cũng là bài toán thách thức đối với rất nhiều doanh nghiệp cũng như người dân trong nước nói chung. Trong bối cảnh này, sự phối kết hợp của các bộ ngành liên quan và nhà nước đã góp phần tháo gỡ từng bước những khó khăn của doanh nghiệp. Đặc biệt là sự linh hoạt trong chính sách tài chính và giải pháp tín dụng trở thành động lực thúc đẩy kinh tế cũng như giải quyết thêm các vấn nạn nợ xấu.

Giải pháp về huy động tài chính

Trong năm 2021, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp. Dịch bùng phát ở nhiều địa phương, xâm nhập vào các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất… Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất kinh doanh. Do đó tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội gặp khó. Nó cũng thử thách sức chống chịu của doanh nghiệp và người dân… Để đối phó với dịch bệnh chưa có tiền lệ này, nhiều biện pháp tài chính-tiền tệ chưa có tiền lệ cũng được gấp rút triển khai. Đặc biệt, Quốc hội và Chính phủ đã kịp thời sửa đổi, ban hành nhiều cơ chế, chính sách. Mục đích là nhằm bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động.

Những giải pháp tài chính - tín dụng đã tác động tích cực hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và người lao động
Giải pháp tài chính – tín dụng đã có tác động tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động

Về huy động tài chính, cả nước tích cực huy động các nguồn tài chính. Họ huy động cả trang thiết bị từ nguồn ngân sách nhà nước. Mọi người vận động tài trợ, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, Chính phủ các nước cho công tác phòng, chống dịch. Kinh phí ngân sách nhà nước đã cấp thực hiện phòng chống dịch COVID-19 là 30.489,78 tỷ đồng. Các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước đã thực hiện hỗ trợ khoảng 2.000 tỷ đồng. Các tổ chức, Chính phủ các nước đã tài trợ khoảng 20 triệu USD.

Giải pháp về chính sách thuế và tài chính khác

Cách thực thi các chính sách thuế

Về chính sách thuế và tài chính khác, Chính phủ cho phép coi khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 là chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhà nước cũng tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng. Cả thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được kéo dài. Thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021 cũng được thêm thời gian. Chính phủ cũng điều chỉnh giảm thu một số khoản phí, lệ phí. Tất cả nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Dự kiến cả năm 2021, các cấp, các ngành thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí với tổng số tiền khoảng 118.000 tỷ đồng. Trong đó số thuế, tiền thuê đất được gia hạn khoảng 115.000 tỷ đồng. Số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm khoảng 3.000 tỷ đồng.

Hiệu quả của chính sách thuế

Trong 9 tháng đầu năm 2021 đã miễn, giảm, giãn gần 93,1 nghìn tỷ đồng tiền thuế, phí, lệ phí. Tiền thuê đất có 78,5 nghìn tỷ đồng gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; 14,6 nghìn tỷ đồng miễn, giảm thuế, phí, lệ phí. Trong tháng 9/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp với quy mô khoảng 21,3 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, Chính phủ tiếp tục ban hành, thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Điều này góp phần hỗ trợ người lao động, nhóm yếu thế.

Việc gia hạn trả thuế đã giúp đỡ rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp
Việc gia hạn trả thuế đã giúp đỡ rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp

Theo tinh thần Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Đến ngày 28/9/2021, cả nước đã thực hiện hỗ trợ cho 18,1 triệu đối tượng thụ hưởng với tổng kinh phí trên 14,9 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ cho vay 441,4 tỷ đồng để trả lương cho 127.000 lượt người lao động. Từ tháng 10/2021, khoảng 38.000 tỷ đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã được chi hỗ trợ. 12,8 triệu người lao động và 386.000 người sử dụng lao động đã được tiếp nhận.

Giải pháp về điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối

NHNN kiên định mục tiêu chống đô la hóa nền kinh tế. Trên đất nước Việt Nam chỉ sử dụng Đồng Việt Nam. Điều này giữ ổn định tỷ giá để tác động tích cực đến cả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vay nợ nước ngoài của Chính phủ và của doanh nghiệp. Thị trường ngoại tệ, tỷ giá và thị trường tiếp tục diễn biến tương đối ổn định. Nó chỉ biến động không quá 0,6% trong 9 tháng của năm 2021.

Thanh khoản thị trường đảm bảo được thông suốt. Các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. NHNN cũng duy trì nguồn dự trữ ngoại tệ ở mức lớn nhất từ trước tới nay. Bên cạnh đó, NHNN phối hợp với Bộ Tài chính, cung cấp thông tin, giải thích và Chính phủ Hoa Kỳ đã gỡ bỏ nghi vấn thao túng tiền tệ cho Việt Nam. Một điểm đáng chú ý khác đó là, Kho bạc Nhà nước đấu thầu thành công. Nhà nước mua được số ngoại tệ lớn, với tỷ giá thấp của các NHTM. Điều này đáp ứng cho nhu cầu thanh toán của ngân sách nhà nước hiện nay.

Giải pháp về chính sách tín dụng

Về chính sách tín dụng, theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 10/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 500.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch. Tổng dư nợ lên đến trên 260.000 tỷ đồng; lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ ngày 23/1/2020 khoảng 550.000 tỷ đồng.

Các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ hỗ trợ doanh nghiệp
Các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ hỗ trợ doanh nghiệp

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,9 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch. Tổng dư nợ gần 3,79 triệu tỷ đồng; lũy kế từ 23/1/2020 đến cuối tháng 10/2021, tổng số tiền lãi tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 31.400 tỷ đồng; đồng thời, cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt trên 7 triệu tỷ đồng cho hơn 1,2 triệu khách hàng.

Giải pháp về hoạt động dịch vụ ngân hàng tiện ích

Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện gia hạn nợ cho 258.947 khách hàng. Tổng dư nợ 6.063 tỷ đồng, cho vay mới đối với 3.505.557 ​khách hàng với số tiền 129.758 tỷ đồng. Đối với việc thực hiện tái cấp vốn dành cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay hỗ trợ trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh đối với người lao động theo các Nghị quyết 42/NQ-CP, Nghị quyết 154/NQ-CP, Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 126/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 08/11/2021, Ngân hàng Nhà nước đã tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội số tiền 749,52 tỷ đồng để cho vay theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân trên 63 tỉnh, thành phố với số tiền 750 tỷ đồng đối với 1.449 đơn vị sử dụng lao động để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất cho 209.280 lượt người lao động.

Giải pháp hỗ trợ của các doanh nghiệp và nhà nước

Đồng thời, nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ giảm giá điện (khoảng 4.500 tỷ đồng), giảm tiền nước, dịch vụ viễn thông, Internet (khoảng 10.000 tỷ đồng)…

Chính phủ cũng đã ban hành chính sách về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19; thành lập Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ mua và tự nghiên cứu, sản xuất vaccine, tiêm phòng miễn phí cho toàn dân trên cả nước…

Những giải pháp tài chính-tín dụng trên đã và đang tạo cộng hưởng tác động tích cực hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *