Sau nhiều dự đoán về đà tăng trưởng của chỉ số VN-Index, thì mới đây, những nhà đầu tư vào mã này đã không khỏi vui mừng. Cụ thể sau nhiều phiên tăng ổn định, hôm nay VN-Index đã chính thức vượt mốc 1,500 điểm. Kết thúc phiên, mã này chính thức chốt chỉ số ở mức 1,500.81 điểm. Liệu sau những đà tăng đáng kể như thế này, có thêm nhiều nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng” hay không? Trước những biến động không ngừng của thị trường, VN-Index có giữ vững được phong độ được lâu hay không? Hãy theo dõi bài báo dưới đây để biết thêm một vài thông tin.
Một vài nhận định trước khi VN-Index tăng kỷ lục
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt cho rằng dự báo trong phiên giao dịch tới, thị trường có thể tiếp tục diễn biến giằng co trong phiên sáng; để chỉ số VN-Index kiểm định vùng cản tại 1445-1450 điểm. Sau đó, áp lực bán có thể sẽ gia tăng và chiếm ưu thế so với bên mua; và khiến thị trường điều chỉnh giảm nhẹ. “Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn duy trì ở mức Tích cực tại tất cả các chỉ số. Mặc dù vậy, dấu hiệu giằng co kéo theo sự chậm lại của đà tăng tại VN-Index, VN30, VNMidcap hay HNX-Index ở gần ngưỡng cản có thể tạo ra áp lực điều chỉnh giảm.
Theo SSI, chỉ số VN-Index có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp khi tiếp tục đi lên 0,44%; đồng thời kết tuần với mức tăng điểm mạnh mẽ gần 4% so với tuần trước đó. Khối lượng giao dịch đi lên trên cả đồ thị ngày và tuần; nhưng không quá mạnh (9% trên đồ thị ngày và 16% trên đồ thị tuần); nên tín hiệu vẫn đang tích cực.
Cổ phiếu và vốn hóa kéo chỉ số VN-Index tăng
Sắc xanh của cổ phiếu ngân hàng và vốn hóa lớn là động lực chính đưa chỉ số lên mức điểm này. Đầu phiên 25/11, cổ phiếu ngân hàng tràn ngập sắc xanh. VPB, CTG, SSB, TCB, MBB, BID… kéo chỉ số tăng mạnh. Ở nhóm vốn hóa lớn, VIC, VHM, GVR, GAS cũng đang đóng góp tích cực. Về giữa phiên, lực dẫn dắt dần được chuyển sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Toàn thị trường ghi nhận gần có hơn 40 mã tăng trần. Đặc biệt, nhóm bất động sản lại đua trần; CEO, ITA, LIG, DXG… đều mang sắc tím trong nửa đầu phiên.
So với đầu năm 2020, VN-Index đã tăng tăng 56% của VN-Index; và HNX-Index tăng hơn 345% lên hơn 450 điểm; chứng khoán đang là kênh đầu tư thu hút sự quan tâm của nhiều người. Lượng tài khoản chứng khoán mở mới đạt trên 100 ngàn tài khoản. Chỉ trong 10 tháng, tổng số tài khoản mở mới tại lên tới gần 1.1 triệu tài khoản.
Giữa lúc thị trường liên tục lên những nấc thang mới, quỹ PYN Elite cũng đặt ra mục tiêu mới: 2,500 điểm vào cuối năm 2024. Theo lý giải từ ông Petri Deryng, Giám đốc đầu tư của PYN Elite, dự trữ ngoại hối của Việt Nam ngày càng tăng lên; qua đó làm giảm đáng kể rủi ro quốc gia. Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ đã giảm về 2%; và có thể ở mức 3-4% trong vài năm tới. Các yếu tố này cho phép thị trường chứng khoán Việt có mức P/E cao hơn.
Thanh khoản được đà bứt phá
Thị trường chứng khoán liên tục lập các mặt bằng thanh khoản mới. Trong các tháng đầu năm 2020, thanh khoản trên 2 sàn niêm yết ở quanh mức 5 ngàn tỷ đồng/phiên. Cuối năm 2020, thanh khoản bứt phá; và lập nền mới ở mức 15 ngàn tỷ đồng. Thị trường tiếp tục sôi động và lập mức nền mới ở vùng từ 20 – 25 ngàn tỷ đồng trong giai đoạn từ tháng 5 – 10/2021. Tới tháng 11/2021, thanh khoản bứt phá và tạo nền mới cao kỷ lục. Chỉ trong 3 tuần đầu tháng 11, giá trị giao dịch bình quân trên 2 sàn niêm yết đã đạt trên 37 ngàn tỷ đồng/phiên; cao hơn 60% so với bình quân 10 tháng đầu năm 2021.
Gần đây nhất, vào phiên 19/11, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường phiên đạt gần 56 ngàn tỷ đồng (tương đương gần 2.5 tỷ USD); thiết lập mức kỷ lục mới về thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam. Khối lượng giao dịch lên tới hơn 2 tỷ cổ phiếu; mức cao kỷ lục từ trước tới nay.
Ngoài ra, cú huých còn đến từ gói chi tiêu lớn của Chính phủ Việt Nam cho cơ sở hạ tầng trong năm 2022 – 2024; và lĩnh vực tư nhân có thể hưởng lợi từ mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn trong giai đoạn này. Đưa tất cả yếu tố trên vào phương trình, PYN Elite đã nâng mục tiêu của VN-Index lên 2,500 điểm vào cuối năm 2024; dựa trên mức PE mục tiêu là 16.5 lần.
>>> Xem thêm thông tin về nhận định chứng khoán.