Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với mã cổ phiếu CTG đã báo cáo KQKD của đơn vị trong 9 tháng đầu năm 2021 với tổng thu nhập là 39,3 nghìn tỷ. Mức lợi nhuận sau thế đạt 11,2 nghìn tỷ đồng. Mức lợi nhuận tăng chủ yếu là do thu nhập từ lãi NII, phí thuần và các thu nhập ròng khác. Trong quý 3/2021, một điểm cần đặc biệt chú ý đối với cổ phiếu CTG đó chính là chất lượng tín dụng và việc trích lập chi phí dự phòng ở mức cao. Điều chỉnh chất lượng tín dụng và nợ tái cơ cấu chính là thách thức lớn đối với lợi nhuận cổ phiếu CTG trong những quý tới.
Chi phí dự phòng tạo áp lực lên lợi nhuận ngắn hạn
Thu nhập phí dự phóng giai đoạn 2021-2022 giảm -4%. Vì chúng tôi cho rằng mô hình bán chéo bảo hiểm dễ chịu tác động bởi giãn cách xã hội. Đường cong tỉ lệ chi phí tín dụng được điều chỉnh tăng theo hướng thận trọng. Nhằm phản ánh tác động của dịch bệnh, độ trễ của nợ xấu hình thành. Sự thiếu chắc chắn của quá trình phục hồi.
Chất lượng tín dụng là một điểm cần chú ý đối với Cổ phiếu CTG trong Q3/2021. Cùng với việc trích lập dự phòng vẫn ở mức cao. Do đó, chúng tôi điều chỉnh giảm các giả định sau:
- Điều chỉnh giảm 3% và 14% ước tính lợi nhuận trước thuế 2021 và 2022 xuống mức 17,7 nghìn tỷ đồng (+3,6% YoY) và 21,6 nghìn tỷ đồng (+22% YoY)
- Giá mục tiêu 1 năm ở mức 39.700 đồng/cp (từ 42.300 đồng) – tiềm năng tăng giá 23,5%
- Điều chỉnh khuyến nghị về KHẢ QUAN (từ MUA)
Điều chỉnh này dựa trên quan điểm của chúng tôi về chất lượng tín dụng và nợ tái cơ cấu. Điều này có thể vẫn là thách thức đối với lợi nhuận của CTG trong những quý tới.
- Yếu tố giảm đối với khuyến nghị: chi phí tín dụng và nợ xấu mới hình thành cao hơn ước tính.
- Yếu tố tăng đối với khuyến nghị: Việc thoái vốn khỏi Vietinbank Leasing và hoàn tất hợp đồng bancassurance độc quyền với Manulife có thể hỗ trợ lợi nhuận và bộ đệm vốn cho ngân hàng.
Cổ phiếu CTG Q3 lợi nhuận khả quan hơn Q2/2021
Lợi nhuận Cổ phiếu CTG tăng nhẹ trong Q3/21. Thu nhập lãi thuần (NII) Q3/21 tăng 8,7% svck nhờ tăng trưởng tín dụng 12,6% svck và cải thiện NIM 22 điểm cơ bản svck. Tuy nhiên, thu nhập ngoài lãi (Non-II) giảm nhẹ 2% svck khi thu nhập từ hoạt động thu hồi nợ xấu giảm 34,3% svck do giãn cách xã hội trong Q3/21. Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh (TOI) tăng 6,5% svck đạt 12.255 tỷ đồng. Khi chi phí hoạt động giảm nhẹ 2,7% svck. Chi phí dự phòng Q3/21 tăng 14,2% svck. Thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 222,0% svck trong Q2/21. Kết quả, LN ròng Q3/21 tăng 5,3% svck đạt 2.460 tỷ đồng. Mức khả quan hơn hơn mức giảm 38,2% svck trong Q2/21.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng lên mức 1,67% vào cuối Q3/21 từ mức 1,24% cuối Q2/21 và 0,94% cuối Q4/20. Giữ khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 41.700 đồng. Giảm giá mục tiêu về mức 41.700 đồng/cp (+0,7% giá mục tiêu cũ). Cụ thể là khi thay đổi dự phóng 2021 và áp dụng P/B cho năm 2022. Giá mục tiêu dựa trên định giá thu nhập thăng dư (Chi phí vốn: 13%, Tăng trưởng dài hạn: 4%) và P/B năm 2022 là 1,6x với tỷ trọng bằng nhau. Tiềm năng tăng giá là NIM hoặc tín dụng tăng cao hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá là chi phí vốn cao hơn dự kiến.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của gptvi.com.