Với cuộc sống đang ngày một hiện đại và phát triển như hiện nay mọi người có thể đầu tư kiếm thêm lợi nhuận từ rất nhiều nguồn khác nhau. Có thể nói đến một số thị trường phổ biến hiện nay được khá nhiều người lựa chọn như thị trường trái phiếu, cổ phiếu hay chứng khoán. Sở dĩ chúng thu hút vì cho được giá trị lợi nhuận cao lại còn dễ theo dõi và khá hấp dẫn, phù hợp trong thời kỳ dịch bệnh. Điều này đã trực tiếp dẫn đến nguồn vốn rót vào các thị trường này tăng liên tục trong năm, trái ngược với đó là lãi suất tiền gửi dân cư ở nhiều kỳ hạn đã thấp kỷ lục, dẫn đến lượng tiền gửi ngân hàng sụt giảm mạnh đáng báo động và hiếm có từ trước đến nay.
Thống kê tiền gửi dân cư vào ngân hàng trong những tháng gần đây
Dòng vốn vào thị trường chứng khoán liên tiếp phá đỉnh. Trong khi đó, tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng giảm nhẹ hai tháng gần đây. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 9 là gần 5,292 triệu tỷ đồng. Giảm gần 1.500 tỷ đồng so với cuối tháng trước. Tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng có xu hướng chậm lại trong nhiều tháng gần đây. Đồng thời nó bắt đầu chững lại từ tháng 7 năm nay. Tháng 8 và tháng 9 là hai tháng liên tiếp ghi nhận lượng tiền gửi giảm so với tháng liền kề.

Cùng kỳ mọi năm, tiền gửi của người dân vào hệ thống có tăng thấp hơn so với nửa đầu năm. Số dư tiền gửi của người dân giảm liên tiếp trong hai tháng ở thời gian này. Đây được xem là vấn đề vô cùng hiếm thấy từ trước đến nay. Tính từ đầu năm đến cuối tháng 9, tiền gửi của người dân vào ngân hàng cũng chỉ tăng thêm 150.000 tỷ đồng. Chỉ bằng khoảng một nửa so với trung bình hai năm trước.
Nguyên nhân khiến tiền dân cư gửi ngân hàng sụt giảm mạnh
Việc người dân có xu hướng bớt gửi tiền vào ngân hàng diễn ra một năm gần đây. Nhất là trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiết kiệm thấp kỷ lục. Trong khi đó, các kênh đầu tư bất động sản ngày càng thu hút sự quan tâm của người dân. Đặc biệt là chứng khoán và tiền mã hóa. Gần đây, lượng tiền ồ ạt đổ vào thị trường chứng khoán, liên tiếp lập kỷ lục. Giá trị giao dịch trên ba sàn chứng khoán giữa tháng 11 biến động mạnh. Có lúc đạt cao ngất ngưỡng trong một ngày.
Lãi suất tiền gửi ngân hàng ở vùng thấp được cho là một phần nguyên nhân khiến dòng tiền chuyển hướng sang các kênh đầu tư khác có mức sinh lời cao hơn. Chẳng hạn như chứng khoán, vàng, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… Các ngân hàng cũng cho biết nhu cầu gửi tiền trong quý III đã giảm mạnh. Trong quý III vừa qua, nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tổng thể của khách hàng ở mức thấp. Bên cạnh đó nó cũng đã giảm so với quý trước.
Kênh bất động sản cũng hút dòng tiền trong bối cảnh nhà đầu tư có tâm lý “sợ bỏ lỡ cơ hội”. Bên cạnh đó nhiều người tìm nơi trú ẩn an toàn cho dòng vốn. Theo một khảo sát được thực hiện từ 22/7, bất động sản dẫn đầu các kênh đầu tư được ưu tiên. Nó chiếm 32% trong tổng số hơn 70.000 số phiếu, xếp trên vàng, tiết kiệm (7-10%).
Chính sách hỗ trợ khắc phục hiệu quả trong thời gian tới
Theo kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của hệ thống IV mà NHNN vừa thực hiện, các tổ chức tín dụng (TCTD) kỳ vọng nhu cầu sẽ phục hồi trở lại trong quý IV. Nhất là khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 4,6% trong quý IV. DDomgf thời cũng tăng 10,4% trong năm nay. Điều chỉnh giảm so với mức kỳ vọng 11,9% tại kỳ điều tra trước. Dự báo năm 2022, huy động vốn của toàn hệ thống TCTD tăng trưởng 12,6%. Điều chỉnh giảm so với mức tăng trưởng dự báo 13,7% tại kỳ điều tra trước.

Trước tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, 16 ngân hàng (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế), thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đã thống nhất nguyên tắc tiếp tục giảm lãi suất cho vay lên đến 1%/năm trên dư nợ hiện hữu trong 5 tháng cuối năm đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, 16 ngân hàng đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15/7 đến hết năm. Dự kiến tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng.