Duy trì tăng trưởng cổ phiếu VIB về cả quy mô lẫn lợi nhuận

Duy trì tăng trưởng cổ phiếu VIB về cả quy mô lẫn lợi nhuận

Thị trường chứng khoán trong quý III đã khép lại, VIB là một trong những nhóm cổ phiếu ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán hiện nay. Đây là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh với dư nợ bán lẻ bình quân hằng năm trong suốt 4 năm qua là trên 50%. Ngân hàng Quốc tế VIB cũng là ngân hàng thuộc top đầu ngành về chất lượng tải trọng tốt cả về doanh thu và lợi nhuận. Cho đến nay, cổ phiếu VIB vẫn đang giao dịch ở mức giá hấp dẫn và thấp hơn nhiều so với giá trị hiện tại bởi tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng này còn nhiều hơn thế. Gptvi sẽ phân tích nội dung chi tiết vấn đề này trong bài viết dưới đây.

VIB lãi gần 5.300 tỷ chỉ sau 9 tháng

VIB ghi nhận hơn 10.300 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động sau 9 tháng cùng mức lợi nhuận trước thuế trên 5.300 tỷ đồng. Mức doanh thu tăng 32% so với cùng kỳ năm 2020. Nếu so với cả năm 2020, mức lợi nhuận VIB thu về sau 9 tháng gần nhất cũng tương đương trên 91%.

VIB lãi gần 5.300 tỷ chỉ sau 9 tháng
Cổ phiếu ngân hàng VIB thăng hoa trong thời gian gần đây

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II của ngân hàng, tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm VIB ghi nhận được là 7.308 tỷ và 3.954 tỷ đồng. Như vậy, tính riêng quý III, VIB thu về gần 3.000 tỷ doanh thu. Ngoài ra còn có 1.346 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tăng 140% so với quý III/2020. Lãnh đạo VIB cho biết tính đến hết tháng 9, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 285.000 tỷ đồng. Tăng 16% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ tín dụng tăng 11%, đạt 190.000 tỷ. Huy động tiền gửi từ khách hàng tăng 12%, đạt trên 170.000 tỷ đồng.

Trong cơ cấu cho vay, tín dụng bán lẻ vẫn chiếm trên 85% danh mục của VIB. Đây là một trong những ngân hàng có tỷ lệ tín dụng bán lẻ cao nhất hệ thống. Trong quý III, VIB cũng phải đưa ra các chính sách tín dụng, lãi suất, phí… Để hỗ trợ khách hàng vượt qua ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ngoài các gói giảm lãi suất và phí trực tiếp, ngân hàng còn tiếp tục cơ cấu thanh toán lãi. Thông qua các quý tiếp theo để khách hàng ổn định dòng tiền thực tế.

Cổ phiếu VIB tiếp tục tăng trưởng

Duy trì mức tăng trưởng về cả quy mô lẫn lợi nhuận

Trong 9T 2021, Tổng tài sản và huy động tiền gửi từ khách hàng của cổ phiếu VIB đạt hơn 285.0 và 170.6 tỷ đồng (+16.5% và 13.5% so với đầu năm). Dư nợ tín dụng của VIB đạt 187.8 nghìn tỷ đồng (+10.8% so với đầu năm). Trong đó cho vay khách hàng cá nhân (tăng trưởng cho vay mua nhà) vẫn là động lực tăng trưởng chính. Hiện nay, cho vay khối khách hàng cá nhân đang chiếm 86,28% tổng dư nợ tín dụng. Trong quý 3, VIB đã có những hoạt động hỗ trợ/ chia sẻ với khách hàng trong tình hình dịch bệnh phức tạp. Mức thu nhập lãi thuần (NII) và NIM bị ảnh hưởng giảm nhẹ so với quý 2.

Duy trì khuyến nghị tăng tỉ trọng cổ phiếu VIB

Vùng định giá hợp lý trong trung hạn dựa vào kết quả thực hiện 9T 2021. Cùng với việc đã dự phóng chiết khấu khá nhiều các rủi ro liên quan tới dịch Covid-19 trong báo cáo gần nhất, chúng tôi duy trì dự phóng cả năm 2021 và giai đoạn 2022 – 2023. Cụ thể, VIB sẽ đạt được 2021 EPS.

Giá trị sổ sách lần lượt là VND 3,584 và VND 15,157. Với giá giao dịch hiện tại, cổ phiếu VIB đang được giao dịch tại mức premium +29.2%. So với các ngân hàng TMCP có chất lượng tài sản tốt. Đây là mức định giá tương đối hợp lý xét theo vị thế. Khả năng sinh lời của ngân hàng VIB (2021F ROE đạt 26.8%). Tăng tỉ trọng với giá mục tiêu 46.150 đồng/ cổ phiếu Chúng tôi duy trì khuyến nghị tăng tỉ trọng cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 46.150 đồng/ cổ phiếu.

Ngân hàng bán lẻ không chịu tác động mạnh từ dịch Covid-19
Cổ phiếu VIB tăng trưởng bền vững đến từ chiến lược phát triển tập trung vào quy mô, chất lượng và công nghệ

Ngân hàng bán lẻ không chịu tác động mạnh từ dịch Covid-19

Trong 9 tháng đầu năm 2021, dư nợ bán lẻ của VIB tăng trưởng 15.5%, kể cả trong giai đoạn dịch. Danh mục tín dụng đa dạng hóa nhưng tập trung phân khúc bán lẻ. Cụ thể là cho vay mua nhà, ô tô, thẻ tín dụng… Cùng với giá trị trung bình cho mỗi khoản vay không quá lớn. Chứng tỏ lợi thế lớn giúp VIB phân tán rủi ro. Tỉ lệ nợ xấu của VIB đang ở mức 1.57%. Tính luôn phần Tiền gửi và cho vay các TCTD khác không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn. Và 2.12% chỉ tính phần cho vay khách hàng. Tăng so với mức 1.74% đầu năm và 1.69% quý trước.

Theo VIB, phần lớn khách hàng được cơ cấu nợ đang có kế hoạch trả nợ sớm hơn so với đề xuất phương án hỗ trợ. Điều này sẽ giúp NII và NIM cải thiện trong thời gian sắp tới. Đồng thời giảm bớt áp lực phát sinh nợ xấu nhóm 2 cho VIB trong quý 3. Nợ nhóm 2 tăng mạnh +43% qoq.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *