Ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch bùng phát mạnh mẽ, điều này cũng đã bao trùm lên ngành hàng không. Chính vì thế đã khiến tình hình tài chính của các hãng hàng không gặp nhiều khó khăn, trong đó Vietjet cũng không ngoại lệ. Mặc dù có lãi gần hơn 100 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tuy nhiên, hãng hàng không Vietjet tiếp tục âm dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đến hơn 3.900 tỷ đồng, lớn hơn nhiều so với con số âm 2.452 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái. Do đó, doanh nghiệp này đã phát hành số lượng lớn trái phiếu để đảm bảo việc vận hành được trơn tru. Cụ thể, từ tháng 5 đến nay, công ty Vietjet đã phát hành thành công tổng cộng 6.000 tỷ đồng từ trái phiếu doanh nghiệp.
Hàng không Vietjet đã bán thành công trái phiếu kỳ hạn

Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Mã: VJC) vừa thông báo kết quả phát hành đợt trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn 36 tháng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm. Tổng giá trị tính theo mệnh giá là 1.000 tỷ đồng. Trái phiếu trả lãi 6 tháng một lần, lãi suất thực tế trong hai kỳ đầu tiên là 9,5%/năm. Các kỳ tính lãi còn lại sẽ có lãi suất bằng tổng của biên độ 3%/năm. Và lãi suất tham chiếu là lãi tiền gửi bình quân năm được công bố bởi 4 ngân hàng quốc doanh. Đó là Vietcombank, BIDV, Agribank và Vietinbank.
Người mua trọn lô trái phiếu này là một tổ chức trong nước. Trái chủ duy nhất của lô trái phiếu này là một tổ chức trong nước, không phải ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm hay quỹ đầu tư.Ngày phát hành là 27/10, ngày hoàn thành là 10/11/2021. Ngày đáo hạn là 27/10/2024. Sau 12 tháng kể từ ngày phát hành Vietjet có quyền mua lại trước hạn một phần. Hoặc toàn bộ lô trái phiếu nói trên.
Trong 6 tháng từ đầu tháng 5/2021 đến nay, Vietjet đã phát hành 5 đợt trái phiếu doanh nghiệp. Với tổng giá trị 6.000 tỷ đồng. Được biết, nguồn vốn huy động được sẽ dùng để đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định, thiết bị, công cụ dụng cụ, …Qua đó nhằm tăng cường năng lực khai thác vận tải hàng không. Cùng với đó là phát triển các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Vietjet.
Những điểm nổi bật về hoạt động kinh doanh của Vietjet

Đến thời điểm lập báo cáo tài chính quý II, Vietjet ghi nhận nợ phải trả hơn 31.615 tỷ đồng. Tăng 4,6% sau 6 tháng đầu năm. Tổng nợ vay ở mức 11.765 tỷ đồng, phần lớn là nợ vay ngắn hạn. Chiếm 37% khối nợ. Trong nửa đầu năm nay, công ty ghi nhận doanh thu thuần 7.556 tỷ đồng. Giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 122 tỷ đồng. Tăng 161%.
Vốn chủ sở hữu đạt 17.005 tỷ đồng, cao hơn 2.027 tỷ đồng so với đầu kỳ. Trong đó, Vietjet sở hữu khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lên đến 11.338 tỷ đồng. Như vậy, hệ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu của Vietjet là 0,7 lần và chỉ số thanh khoản là 1,5 lần. Đây là mức tốt trong ngành hàng không thế giới.
Trong 10 tháng đầu năm, Vietjet đã thực hiện 35.979 chuyến bay. Giảm 43,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngày 20/11 vừa qua, Vietjet đã đưa 204 du khách Hàn Quốc từ thủ đô Seoul đến nghỉ dưỡng và du lịch tại quần thể Phú Quốc United Center thuộc Tập đoàn Vingroup. Chuyến bay hạ cánh lúc 12h trưa tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Đây là lần đầu tiên Phú Quốc đón khách du lịch có hộ chiếu vắc xin kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đầu năm ngoái. Trên thị trường, đóng cửa phiên 13/8, cổ phiếu VJC giảm 700 đồng còn 118.000 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản trên 535.000 đơn vị.
Xem thêm nhiều tin tức mới nhất Thông tin trái phiếu tại đây.