Việc tăng độ phủ đối với bảo hiểm nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để thúc đẩy tốt hơn quá trình phát triển sản xuất trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên, đã rất nhiều năm thực hiện thí điểm đây vẫn là vấn đề nan giải với các cơ quản lý có thẩm quyền. Từ vấn đề về thẩm tra hồ sơ chứng từ cho đến việc xác định nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong làm nông nghiệp và khoản kinh phí hỗ trợ dành cho các hộ gia đình đều gặp rất nhiều khó khăn. Vì lẽ đó, Bộ tài chính lên kế hoạch đề xuất Chính Phủ về chính sách hỗ trợ mới với bảo hiểm nông nghiệp. Qua đó ngân sách được tăng hơn 80 tỷ/năm cùng với địa bàn nhận hỗ trợ cũng được mở rộng.
Còn nhiều lúng túng trong hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
Đánh giá quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp thời gian qua, Bộ Tài chính chỉ rõ còn nhiều hạn chế. Cụ thể, một số chính sách, cơ chế hướng dẫn thực hiện ban hành chậm. Chẳng hạn, Thông tư số 09/2020/TT-BNNPTNT hướng dẫn xác nhận thiên tai, dịch bệnh trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm trong lĩnh vực nông nghiệp ban hành ngày 24/7/2020. Trong khi đó, sản phẩm bảo hiểm được phê chuẩn vào ngày 26/5/2020. Điều này dẫn đến các địa phương còn gặp khó khăn, lúng túng trong tổ chức thực hiện.
Việc tổ chức thực hiện tại một số địa phương, cơ sở vẫn còn lúng túng. Mới chỉ có một số UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc phê duyệt đối tượng được hỗ trợ. Nó dẫn đến các doanh nghiệp bảo hiểm gặp khó khăn trong việc xác định, tiếp cận. Từ đó dẫn đến chậm cấp đơn bảo hiểm cho nông dân. Kết quả cấp đơn bảo hiểm vẫn còn rất hạn chế. Chỉ có 03/19 tỉnh gồm Nghệ An, Hà Giang và Bình Định có kết quả triển khai bảo hiểm. Đồng thời, mới triển khai được 2/3 đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ. Trong đó có cây lúa và vật nuôi (trâu, bò).
Thách thức trong việc mở rộng bảo hiểm nông nghiệp
Nhiều yếu tố phức tạp và rủi ro cao
Theo thống kê, trung bình mỗi năm thiên tai đã làm thiệt hại từ 1-1,5% GDP. Điều này gây ra những hệ lụy lâu dài. Chúng ảnh hưởng đến việc sản xuất, sinh hoạt của người dân. Bộ Tài chính đánh giá, bảo hiểm nông nghiệp là nghiệp vụ phức tạp, rủi ro cao. Nó xuất phát từ thực tế biến động khó lường của thiên tai, dịch bệnh.
“Việc triển khai đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm phải có năng lực tài chính lớn. Họ cần có đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm. Đồng thời khi triển khai sẽ cần mạng lưới phân phối sản phẩm đủ rộng. Điều này để đảm bảo khả năng tiếp cận đến cơ sở cấp thôn, xóm, hợp tác xã. Đồng thời, có sự tham gia bảo vệ của nhà tái bảo hiểm quốc tế. Song song là sự hỗ trợ kịp thời, phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền tại cơ sở”, Bộ Tài chính đánh giá.
Đã có nhiều kinh nghiệm đã được rút ra sau giai đoạn thực hiện thí điểm 2011-2013. Nhưng bảo hiểm nông nghiệp về cơ bản vẫn là sản phẩm mới. Nó phức tạp với bản thân người nông dân. Đồng thời nó cũng gây khó đối với đội ngũ cán bộ thực thi chính sách tại cơ sở. Bên cạnh đó, nhận thức của một số bộ phận người nông dân đối với bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn hạn chế. Điều kiện thời tiết các địa bàn nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ khá ổn định. Chúng cũng hạn chế nhu cầu tham gia bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản.
Ảnh hưởng của dịch bệnh
Ngoài ra, chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp diễn ra trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Các doanh nghiệp bảo hiểm gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận người nông dân do phải tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội.
Ngoài ra, hiện nay quy mô sản xuất nông nghiệp ở đa số các lĩnh vực triển khai bảo hiểm nông nghiệp không lớn. Doanh nghiệp cần chi phí để xây dựng bộ nguyên tắc bảo hiểm. Họ cần nhiều vốn để đào tạo nhân sự chuyên trách, cộng tác viên cơ sở. Vì vậy, chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp cũng cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận các khoản tài trợ, các khóa tập huấn nghiệp vụ liên quan đến bảo hiểm nông nghiệp. Điều này để tăng năng lực, ngày một mở rộng địa bàn bao phủ bảo hiểm trong nông nghiệp.
Theo đó, cần có cơ chế giao cho địa phương trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm cơ sở dữ liệu về tổn thất để nhà tái bảo hiểm quốc tế có đủ cơ sở cung cấp vốn. Các địa phương cũng cần ban hành quy trình kỹ thuật nuôi, trồng phù hợp với đặc thù của từng địa phương. Như vậy doanh nghiệp mới tính toán điều kiện bảo hiểm và mức phí phù hợp.
Chính sách bảo hiểm mới cho nông nghiệp
Được biết, Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/04/2018 về bảo hiểm cho nông nghiệp và Quyết định số 03/2021/QĐ-TTg ngày 25/01/021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg ngày 26/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, có thời gian thực hiện từ ngày 26/6/2019 đến ngày 31/12/2021. Như vậy, đến thời điểm 31/12/2021, chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp đã kết thúc. Hiện nay, chưa có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp cho giai đoạn sau ngày 31/12/2021.
Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp cho giai đoạn từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2025. Chính sách sẽ kế thừa các nội dung tại Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg. Đồng thời nó bổ sung đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ, địa bàn được hỗ trợ. Cùn với đó rủi ro được bảo hiểm cũng được bổ sung.
Bộ Tài chính nhấn mạnh, trong giai đoạn triển khai tiếp theo, cần đảm bảo nguyên tắc liên tục. Mọi thứ cần ổn định không bị ngắt quãng. Đồng thời không được có khoảng trống về pháp lý. Cần tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp bảo hiểm trong tổ chức thức hiện. Cũng như không gây khó dễ trong việc tham gia bảo hiểm của người nông dân. Nguyên nhân là do đặc điểm sản xuất nông nghiệp theo mùa, vụ. Nó có thể kéo dài từ đầu năm này sang năm khác.
Bộ tài chính đề xuất tăng độ phủ bảo hiểm nông nghiệp
Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và cân đối ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đề xuất thực hiện hỗ trợ cho các địa bàn. Cụ thể, cây lúa thực hiện tại 7 tỉnh. Bao gồm: Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp. Đối với trâu, bò áp dụng tại 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cụ thể là: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương.
Đối với lợn áp dụng tại 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chi tiết là Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tại 5 tỉnh. Bao gồm là: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Như vậy, dự thảo mở rộng hỗ trợ bảo hiểm vật nuôi (trâu, bò) tại địa bàn 3 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Với vật nuôi (lợn) áp dụng tại địa bàn 9 tỉnh, thành phố Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai. Đây là các tỉnh, thành phố có đàn bò lớn trên 300.000 con, số lượng chăn nuôi đàn lợn lớn trên 1 triệu con…
Ý nghĩa của việc mở rộng hỗ trợ cho bảo hiểm nông nghiệp
Việc ban hành chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp có vai trò quan trọng. Nó sẽ tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Nó sẽ giúp họ chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại về tài chính do các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất. Đồng thời người dân được bảo đảm an sinh xã hội. Như vậy sẽ thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Việc mở rộng đối tượng bảo hiểm và rủi ro được bảo hiểm là cần thiết. Nó sẽ khuyến khích người dân quan tâm, tham gia bảo hiểm. Điều đó góp phần đảm bảo tính hiệu quả của chính sách. Đối với doanh nghiệp cũng rất cấp bách. Nó tạo cơ hội cho doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu, mở rộng, phát triển kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp.