Việc mua sắm trực tuyến đang chiếm một phần không hề nhỏ đối với người dùng hiện nay. Bên cạnh đó việc sử dụng Wifi công cộng để mua sắm trực tuyến cũng khá phổ biến. Khi dùng Wifi công cộng, ngoài sự tiện lợi người dùng đôi khi gặp phải những rủi ro không đáng có, phổ biến nhất có thể kể đến việc mật khẩu cũng như thông tin tài khoản bị một bên thứ 3 nào đó đánh cắp nhằm mục đích xấu. Dưới bài viết này, chúng tôi xin cung cấp đến độc giả những lưu ý nhằm đảm bảo thông tin an toàn khi dùng Wifi công cộng để thực hiện các hoạt động mua sắm.
Một số lưu ý mua sắm trực tiếp nếu sử dụng Wi-Fi công cộng
Trong bối cảnh tội phạm mạng sử dụng nhiều chiêu trò lừa đảo dịp mua sắm cuối năm, chuyên gia khuyên nếu bạn buộc phải mua sắm trực tuyến khi sử dụng Wi-Fi công cộng, trước tiên hãy cài đặt VPN (mạng riêng ảo).
– Nếu bạn có nhiều máy tính, nên dành riêng một máy tính cho giao dịch ngân hàng và mua sắm trực tuyến.
– Hãy tạo một địa chỉ email mà bạn sẽ chỉ sử dụng để mua sắm trực tuyến. Điều này sẽ hạn chế đáng kể số lượng tin nhắn rác mà bạn nhận được và giảm đáng kể nguy cơ mở các email độc hại tiềm ẩn được ngụy trang dưới dạng khuyến mãi bán hàng hoặc các thông báo khác.
– Việc sử dụng mật khẩu mạnh và sử dụng mật khẩu khác nhau cho mỗi tài khoản trực tuyến; là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để mua sắm trực tuyến an toàn. Thực tế có thể khó nhớ rất nhiều mật khẩu khác nhau. Đặc biệt là khi chúng bao gồm nhiều chữ cái, số và ký tự đặc biệt. Nhưng bạn có thể sử dụng trình quản lý mật khẩu. Để hỗ trợ bạn giữ mật khẩu mạnh cho nhiều tài khoản.
– Sử dụng giải pháp sở hữu nhiều lớp bảo vệ cho các hoạt động tài chính. Giúp ngăn chặn lừa đảo và bảo vệ dữ liệu tài chính khỏi các mối đe dọa. Như trình theo dõi bàn phím, chụp màn hình. Các lỗ hổng được sử dụng bởi phần mềm độc hại nhắm vào ngân hàng.
Một số hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay
Lừa đảo qua chiêu trò đặt cọc và mạo danh sàn thương mại điện tử
Hai hình thức phổ biến nhất hiện nay là lừa đảo qua chiêu trò đặt cọc và mạo danh sàn thương mại điện tử Shopee. Với chiêu trò đặt cọc. Các đối tượng xấu xâm nhập vào các nhóm của các khu dân cư; các cộng đồng kinh doanh hàng hóa thiết yếu, chiêu dụ người mua bằng cách đăng tin bán các sản phẩm với giá thấp hơn giá thị trường. Và nhận ship đến địa chỉ của khách hàng. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền của khách, các đối tượng cắt liên lạc. Không giao hàng theo như thỏa thuận ban đầu.
Tin nhắn mạo danh thương hiệu từ các ngân hàng
Tiếp sau đó là hình thức lừa đảo theo kiểu nhiều người dùng nhận được tin nhắn mạo danh thương hiệu; từ các ngân hàng thông báo biến động liên quan đến tài khoản của họ. Các tin nhắn mạo danh này đều thông báo tài khoản ngân hàng; người dùng đã thực hiện giao dịch hoặc có khả năng mất tiền. Khi người dùng truy cập vào đường dẫn trong nội dung tin nhắn. Hệ thống sẽ tự động hiển thị một trang web giả mạo, có giao diện, logo tương tự các website chính thức của ngân hàng, tổ chức… Và được yêu cầu điền các thông tin như: tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP… Khi có được các thông tin, các đối tượng sẽ kiểm soát được tài khoản chuyển tiền trực tuyến của khách hàng.
Ông Chris Connell – Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ: “Đại dịch đã khiến nhiều người tham gia mua sắm trực tuyến hơn. Không chỉ sức khỏe, mà tài chính, thiết bị và thông tin cũng cần được bảo vệ. Nhất là khi lừa đảo ngày càng trở nên tinh vi và có chủ đích. Vì thế chúng tôi khuyến cáo người dùng nên đề cao cảnh giác đối với tin nhắn, cuộc gọi. Email yêu cầu những thông tin quan trọng như số tài khoản, OTP; mật khẩu và các thông tin quan trọng khác”.