Theo Forbes Việt Nam, vị trí của ngân hàng Vietcombank đang là dẫn đầu trong các thương hiệu tài chính tại nước ta. Cụ thể, Forbes Việt Nam đã công bố danh sách 25 thương hiệu tài chính hàng đầu Việt Nam. Tổng giá trị của các thương hiệu tài chính lên đến gần 4 tỷ đô. Trong đó, ngân hàng Vietcombank đứng ở vị trí đầu tiên với giá trị hơn 700 triệu đô la. Giá trị thương hiệu của Vietcombank tính đến thời điểm công bố danh sách đã tăng rất nhiều so với năm trước đó. Danh sách này đã được Forbes Việt Nam công bố hồi tháng 9 vừa qua.
Ngân hàng Vietcombank đứng đầu trong 25 thương hiệu tài chính tại Việt Nam
Theo thông tin đăng tải trong số báo 96 và 97, giá trị thương hiệu Vietcombank tăng mạnh so với năm trước đó. Danh sách 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu Việt Nam gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng; chứng khoán và bảo hiểm. Tổng giá trị của 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu đạt 3,95 tỷ USD.
Trong danh sách, ngành ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 17 đại diện. Kế tiếp là chứng khoán với 5 đơn vị và 3 thương hiệu thuộc ngành bảo hiểm. Do quy mô và tính chất hoạt động, ngành ngân hàng cũng chiếm 14 vị trí dẫn đầu trong danh sách.
Cách thực hiện danh sách của Forbes Việt Nam
Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này khi làn sóng Covid-19 bùng phát lần thứ tư gây tác động nghiêm trọng đến kinh tế và xã hội. Khi tính toán, đơn vị nhận thấy giá trị một số ngân hàng Việt Nam đã tiệm cận các đối thủ mạnh trong khu vực. Đơn cử Vietcombank, so sánh với các ngân hàng lớn trong khu vực. Tuy quy mô tổng tài sản vẫn còn khoảng cách. Thế nhưng được định chế tài chính nước ngoài định giá cao dựa trên dư địa tăng trưởng của thị trường tài chính; sức mạnh nội tại và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
Forbes Việt Nam tính toán và công bố danh sách các thương hiệu giá trị nhất Việt Nam lần đầu tiên năm 2016. Trong lần thứ sáu thực hiện, thay vì lập danh sách tổng hợp như trước, đơn vị tập trung tính toán giá trị thương hiệu của các công ty trong một lĩnh vực cụ thể. Sự điều chỉnh này nhằm mở rộng đối tượng tính toán và tập trung chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Mặt khác, với thời gian đủ dài nhìn vào danh sách có thể thấy sự thay đổi, phát triển của doanh nghiệp.
Giữa tháng 9, YouGov – một công ty nghiên cứu và phân tích dữ liệu quốc tế, có trụ sở chính tại Anh và hiện có mặt tại hơn 40 quốc gia cũng đã công bố Bảng xếp hạng thương hiệu bảo hiểm, ngân hàng Việt Nam năm 2021 (Vietnam Banking & Insurance Rankings 2021).
Vietcombank cũng là top 1 trong các thương hiệu ngân hàng hàng đầu Việt Nam
Tại bảng xếp hạng các thương hiệu ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Vietcombank cũng đứng thứ nhất. Bảng xếp hạng này được lập ra dựa trên điểm số Index từ YouGov BrandIndex. Đây là công cụ đo lường các đánh giá của người tiêu dùng về những thương hiệu tài chính của Việt Nam và quốc tế. Điểm Index được tính trên các tiêu chí: nhận thức của người tiêu dùng về các khía cạnh thương hiệu; chất lượng tổng quát, giá trị, ấn tượng, uy tín; sự hài lòng; và việc liệu người tiêu dùng có muốn giới thiệu thương hiệu cho người khác hay không.
Liên tiếp dẫn đầu trong các bảng xếp hạng; Vietcombank thể hiện vị thế trong ngành ngân hàng; nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu chiến lược đến năm 2025 đạt vị trí ngân hàng số 1 Việt Nam. Vươn ra toàn cầu, đơn vị kỳ vọng trở thành một trong 100 ngân hàng lớn nhất châu Á; một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới; lọt top 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu; từ đó đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam.
Kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm của Vietcombank
Vietcombank đã có những định hướng đúng đắn, kịp thời nhằm thực hiện đa mục tiêu: vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả. Nhờ đó, hoạt động của Vietcombank đã đạt được những kết quả khả quan. Huy động vốn thị trường I đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 1,8% so với năm 2020; Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả. Dư nợ tín dụng đạt trên 920 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8% so với cuối năm 2020. Tín dụng bán lẻ tiếp tục tăng trưởng cao ở mức 11,9% so với cuối năm 2020; chiếm 54,8% tổng dư nợ tín dụng. Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ. Duy trì là TCTD có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường với quy mô lớn; lên đến 430.000 tỷ đồng…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Xem thêm tin tức tài chính mới nhất tại đây.