SBT gặt hái thành công khi đầu tư hàng hoá đường trên sàn phái sinh

SBT lãi đậm nhờ giao dịch phái sinh sản phẩm trên sàn quốc tế

Công ty cổ phần chứng khoán Argibank (Agriseco) công bố báo cáo về việc ngành đường Việt Nam rất chất vật sau khi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực. Phải cạnh trạnh với đường nhập khẩu từ Thái Lan là nguyên nhân chính. Những tưởng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này khó tăng trưởng thì CTCP Thành Thành Công – Biên Hoà đã cho thấy điều ngược lại. Doanh nghiệp chọn đầu tư phái sinh đường cũng như các danh mục khác gồm GEG, VNG,… Quý 3 vừa qua, SBT đã ghi nhận mức lợi nhuận cực cao.

Hưởng lợi từ giá đường tăng cao

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I niên độ 2021 – 2022 (1/7/2021 – 30/6/2022) của CTCP Thành Thành Công – Biên Hoà (TTC Sugar – Mã: SBT) ghi nhận bức tranh kinh doanh khởi sắc. Quý I, TTC Sugar đạt 4.312 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 18% so với cùng kì năm ngoái với doanh thu từ bán đường chiếm gần 96%. Đường vẫn đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu doanh thu khi mang về 4.123 tỷ đồng, chiếm gần 96%. Trong quý I niên độ 2021 – 2022, giá đường thế giới tăng từ ngưỡng 17 US cent lên xấp xỉ 20 US cent, mức cao nhất kể từ 2017 do điều kiện thời tiết kém thuận lợi ở Brazil (nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới).

CTCP Thành Thành Công - Biên Hoà (TTC Sugar - Mã: SBT) ghi nhận bức tranh kinh doanh khởi sắc
CTCP Thành Thành Công – Biên Hoà (TTC Sugar – Mã: SBT) ghi nhận bức tranh kinh doanh khởi sắc

Tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ hoạt động tài chính tăng đột biến lên 346 tỷ đồng. Trong đó đáng chú ý là khoản lãi từ hoạt động kinh doanh hợp đồng tương lai 241 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, giá đường thế giới liên tục tăng mạnh, hiện đang tiến về đỉnh cũ 5 năm. Đây có thể là nguyên nhân giúp các hoạt động đầu tư hợp đồng tương lai của SBT hưởng lợi.

Lãi lớn từ phái sinh

Từ năm 2015, SBT đã rót 12 triệu USD thành lập Công ty TNHH Tư nhân Đầu tư TSU tại Singapore. Để hoạt động trong lĩnh vực bán buôn đường và kinh doanh các sản phẩm nông sản. Đến giữa năm 2019, TSU đã chi ra 332 tỷ đồng để mua lại lượng lớn cổ phần Công ty Global Mind Commodities Trading. Một doanh nghiệp có chức năng đầu tư các công cụ phái sinh hàng hóa tại Singapore. Gia nhập thị trường hàng hóa thế giới là một chiến lược quan trọng. Từng bước đưa SBT trở thành doanh nghiệp toàn cầu. Tính đến cuối tháng 9, Công ty vẫn đang duy trì vị thế ở các hợp đồng tương lai với giá trị ký quỹ 142 tỷ đồng. Giảm đáng kể so với con số 355 tỷ đồng thời điểm tháng 6.

Trong kì, doanh thu tài chính của công ty tăng đột biến gấp 4,77 lần lên 346 tỷ đồng. Nhờ xuất hiện khoản lãi kinh doanh hợp đồng tương lai hơn 241 tỷ đồng. Phía doanh nghiệp thông tin doanh thu này có được từ việc giao dịch sản phẩm đường phái sinh trên sàn giao dịch hàng hóa quốc tế. Các chi phí đều gia tăng nhưng doanh thu tài chính tăng đột biến đã giúp lãi ròng của TTC Sugar tăng 97% lên 195 tỷ đồng quý I.

Công ty vẫn đang duy trì vị thế ở các hợp đồng tương lai với giá trị ký quỹ 142 tỷ đồn
Công ty vẫn đang duy trì vị thế ở các hợp đồng tương lai với giá trị ký quỹ 142 tỷ đồn

Thực hiện 35% chỉ tiêu lợi nhuận

TTC Sugar đặt kế hoạch niên độ 2021 – 2022 với doanh thu 16.905 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 750 tỷ đồng. Với 262 tỷ lãi trước thuế, công ty đã thực hiện được 35% chỉ tiêu lợi nhuận; và khoảng 25,5% mục tiêu doanh thu năm đề ra. Về tình hình tài chính, tại ngày 30/9, TTC Sugar đạt 21.491 tỷ đồng tổng tài sản. Tăng khoảng 1.020 tỷ sau một quý. Khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kì hạn cuối tháng 9 là 2.579 tỷ. Tăng gần 5% so với cuối tháng 6. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trên báo cáo tài chính là các khoản phải thu với 7.440 tỷ đồng tại ngày 30/9. Hàng tồn kho biến động không đáng kể so với đầu quý với gần 3.121 tỷ đồng.

Nợ vay cuối quý I của TTC Sugar là 9.400 tỷ đồng. Gấp 1,1 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay ngắn hạn từ ngân hàng là 5.513 tỷ đồng. 952 tỷ vay dài hạn. 2.813 tỷ đồng. Còn lại là khoản vay trái phiếu và trái chủ cũng là các ngân hàng. SBT dự kiến sản lượng sản xuất tăng trưởng trên 20%. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu tại Việt Nam, Campuchia và Lào thêm từ 10.000 – 20.000 ha. Trọng tâm là vùng nguyên liệu organic. Hiện diện tích vùng nguyên liệu mía của SBT vào khoảng 66.000 ha.

Kế hoạch huy động vốn

Liên quan tới kế hoạch huy động vốn, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên cách đây hai tuần, cổ đông công ty đã thông qua là phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ tỷ lệ 20% số cổ phiếu đang lưu hành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nói về kế hoạch này, bà Đặng Huỳnh Ức My, Phó Chủ tịch TTC Sugar cho biết. “Nguồn vốn thu về sẽ phục vụ cho nhu cầu phát triển và định hướng của công ty trong vòng 5 năm tới. Đối tượng mua cổ phần là các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư chiến lược. Cũng như nhà đầu tư riêng lẻ. Thời gian thực hiện sẽ trong vòng 6 đến 9 tháng tới”.

Ngoài ra, SBT cũng đang đầu tư chứng khoán trên sàn với danh mục chứng khoán kinh doanh. Gồm các mã GEG của Điện Gia Lai, VNG của Du lịch Thành Công và một số mã khác. Giá trị hiện tại đang vào khoảng 843 tỷ đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *