Số lượng người rút BHXH một lần tăng đột ngột

Số lượng người rút BHXH một lần tăng đột ngột

2021 là một năm đầy biến động, do vậy tài chính của nhiều cá nhân, hộ gia đình không được ổn định. Chỉ trong ba tháng đầu năm, số người rút BHXH một lần đã tăng hơn 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tức là hơn 226.500 người. Sau làn sóng dịch bệnh thứ tư, nhiều công ty, cơ sở sản xuất-kinh doanh không thể hoạt động, người lao động mất nguồn thu nhập. Tính đến hết tháng 10 vừa qua, trên toàn quốc có hơn 700.000 người rút BHXH một lần. Cơ quan BHXH cho biết, người lao động sẽ chịu thiệt thòi khá nhiều khi quyết định như vậy.

Hơn 700.000 người rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Tính đến hết tháng 10.2021, cả nước có hơn 700.000 người rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần, tăng gấp 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2021 và tăng 5,45% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là thông tin đáng lo ngại được BHXH Việt Nam công bố ngày 21.11. Theo BHXH Việt Nam, nguyên nhân của sự gia tăng số người rút BHXH 1 lần là do dịch bệnh Covid-19 dẫn đến đời sống khó khăn. Khiến nhiều người lao động (NLĐ) đã đề nghị hưởng BHXH một lần. Để có một khoản tiền chi tiêu, trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó, một số ít người vì lợi ích trước mắt, muốn rút BHXH một lần để có luôn một khoản “tiền tươi”…

Tính đến hết tháng 10.2021, cả nước có hơn 700.000 người rút BHXH một lần
Tính đến hết tháng 10.2021, cả nước có hơn 700.000 người rút BHXH một lần

Thực trạng đó khiến số NLĐ nghỉ hưởng BHXH một lần. Đặc biệt vào thời gian gần đây tăng lên nhanh chóng. Tính đến hết tháng 10.2021, cả nước có hơn 700.000 người hưởng BHXH một lần. Tăng gấp 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2021. Tăng 5,45% so với cùng kỳ năm 2020.

BHXH mang lại lợi ích cực lớn cho người lao động

Theo các chuyên gia của BHXH Việt Nam, nếu quyền lợi được đặt lên “bàn cân” thì chính sách BHXH đem lại cho người lao động những lợi ích mà không có khoản tiết kiệm nào có thể so sánh được. Căn cứ theo quy định hiện tại, mỗi người lao động tham gia BHXH bắt buộc có mức đóng vào quỹ BHXH bằng 25% mức tiền lương hằng tháng của người lao động. Trong đó: Người lao động đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 17%.

Ví dụ, nếu tiền lương của người lao động là 5 triệu/tháng. quỹ BHXH thu 1.250.000 đồng. Trong đó, người lao động đóng 400.000 đồng. Tức 32% tổng số tiền phải đóng. Người sử dụng lao động đóng 850.000 đồng. Tức 68% tổng số tiền phải đóng.

Nguy cơ không có lương hưu

Thực tế rất đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế – xã hội cũng như ảnh hưởng đến mục tiêu, nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ thực hiện an sinh xã hội cho toàn dân. BHXH Việt Nam cho rằng, nếu NLĐ hưởng BHXH 1 lần thì mức hưởng mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014 và bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Như vậy, nếu lĩnh BHXH một lần, NLĐ sẽ mất đi khoảng 1,14 tháng lương đối với mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 và khoảng 0,64 tháng lương đối với mỗi năm đóng BHXH sau năm 2014. Chưa kể, NLĐ còn được hưởng những lợi ích từ nguồn quỹ này. Bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

Nếu lĩnh BHXH một lần, NLĐ sẽ mất đi khá nhiều lợi ích
Nếu lĩnh BHXH một lần, người lao động sẽ mất đi khá nhiều lợi ích

Nên cân nhắc kỹ khi quyết định rút BHXH một lần

Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp khi đã nhận BHXH 1 lần muốn nộp lại tiền. Để phục hồi số năm đã tham gia BHXH cho đủ điều kiện hưởng lương hưu. Nhưng pháp luật về BHXH chưa quy định về trường hợp này. Do đó, NLĐ nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định hưởng BHXH 1 lần.

Trước đó, thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy năm 2020, có 860.741 người hưởng BHXH một lần tăng 53.652 người. Tăng 6,65% so với năm 2019. Trong đó, số tham gia BHXH tự nguyện hưởng BHXH một lần là 11.868 người. Tăng 51,55% so với năm 2019; bằng 2,09% so với số người tham gia BHXH tự nguyện tăng thêm của năm 2020. Đa phần người hưởng chế độ BHXH một lần (giai đoạn 2016-2020) tập trung ở độ tuổi từ trên 20 tuổi đến đủ 40 tuổi (chiếm 80,9% ).

Trước thực trạng này, nhiều ý kiến cho rằng cần sớm sửa đổi theo hướng chặt chẽ hơn quy định hưởng BHXH một lần. Sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Theo hướng giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu. Giúp người lao động dễ dàng đạt được điều kiện để hưởng lương hưu. Hạn chế nhận BHXH một lần… Nếu ở thời điểm khó khăn không thể đóng tiếp BHXH. NLĐ có quyền bảo lưu và sau đó đóng tiếp. Bằng cách tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện. Để đủ điều kiện nhận lương hưu và được cấp thẻ BHYT giúp chăm sóc sức khỏe khi về già.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *