Trong tuần qua, khối ngoại đã bán ra 259 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 13.236 tỷ đồng – mức cao nhất kể từ đầu tháng 6. Mặc dù nhà đầu tư nước ngoài đã rút khỏi Việt Nam nhưng lũy kế giá rút từ đầu năm 2021 mới chỉ chiếm 0,8% tổng giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, thấp hơn giá trị bán ròng của khối ngoại trên thị trường chứng khoán.
Điều này cho thấy một phần hoạt động bán ròng của khối ngoại là nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư, chứ không phải thoái vốn hoàn toàn. Theo Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Nhà nước, kể từ đầu năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các nhà đầu tư nhìn chung rất thận trọng khi đầu tư vào các thị trường cận biên và mới nổi, trong đó có Việt Nam.
VIC của Vingroup chịu áp lực bán nhiều nhất
Nhà đầu tư nước ngoài tuần qua mua trị giá khoảng 9.030 tỷ đồng. Chiếm 9,29% tổng giá trị giao dịch trên sàn chứng khoán TP HCM. Khối lượng bán ra của nhóm này lên đến 259 triệu cổ phiếu. Tương ứng hơn 13.236 tỷ đồng – cao nhất kể từ đầu tháng 6 đến nay. Lần gần nhất khối ngoại bán mạnh hơn mức này là tuần giao dịch từ 31/5 đến 4/6. Giá trị hơn 13.250 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài giữ mạch bán ròng suốt tuần. Và nối dài chuỗi xả hàng 16 phiên liên tiếp. Phiên giao dịch cuối tuần xác lập kỷ lục giá trị bán ra nhiều nhất trong vòng nửa năm với gần 4.440 tỷ đồng.
VIC của Vingroup là cổ phiếu chịu áp lực bán nhiều nhất. Thể hiện qua giá trị bán ròng trong tuần hơn 1.550 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ FUEVFVND xếp tiếp theo khi bị bán ròng hơn 365 tỷ đồng. Sau đó là ba mã vốn hoá lớn gồm HPG, VCB, SSI với giá trị bán ròng khoảng 250-300 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VND là cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài gom nhiều nhất với hơn 173 tỷ đồng.
Trong khi bán mạnh trên sàn TP HCM thì nhà đầu tư nước ngoài lại tranh thủ mua vào các cổ phiếu trên sàn Hà Nội. HNX ghi nhận giá trị mua ròng tuần qua hơn 737 tỷ đồng. Còn UPCoM hơn 147 tỷ đồng. Việc nước ngoài rút ròng tuần thứ tư liên tiếp chủ yếu xuất phát từ nhu cầu tìm đến những kênh tốt hơn thay cho thị trường cổ phiếu đang nhiều rủi ro.
Nước ta là 1 điểm đến đầu tư hấp dẫn
Tình trạng rút ròng xuất hiện ở nhiều thị trường khác trong khu vực. Nên các chuyên gia cho rằng đây chưa phải tín hiệu đáng ngại. Bởi dòng tiền sẽ trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát rõ nét. Đầu quý IV được dự báo là khoảng thời gian vốn ngoại quay lại mạnh mẽ. Đón đầu đà tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp khi kinh tế hồi phục vào đầu năm 2022.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng cho rằng. Môi trường pháp lý, kinh doanh đã và đang được cải thiện đáng kể. Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán có hiệu lực từ năm 2021 đã giúp môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch và hoàn thiện hơn. Trong lĩnh vực chứng khoán, nhiều quy định mới liên quan đến nâng chuẩn hàng hóa trên thị trường chứng khoán. Tăng cường công bố thông tin, nâng cao điều kiện về phát hành; niêm yết chứng khoán, quản trị công ty,.. Đã giúp thị trường phát triển bền vững. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư hiệu quả hơn. Mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp.
Việt Nam là điểm đầu tư an toàn, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định. Trước khi đại dịch diễn ra, kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt và trước đợt bùng phát đợt dịch lần thứ 4 với nhiều tổ chức tài chính quốc tế như Tổ chức Tiền tệ Quốc tệ (IMF).