Thật là kỳ lạ phải không nào? Làm cách nào mà thêm một phòng ngủ lại khiếncho căn hộ rộng ra? Thêm công năng đáng kể như phòng ngủ thì nhà bị hạn chế diện tích sinh hoạt lại mới đúng chứ nhỉ? Thực ra là không có sự nới rộng diện tích nào ở đây cả. Chẳng qua là sau khi thêm phòng ngủ, gia chủ bố trí lại nội thất trong nhà. Nhờ cách bố trí thông minh nên tổng thể căn nhà trông thoáng đãng, rộng rãi hẳn ra. Đây cũng là kinh nghiệm cho những ai đang muốn tái cấu trúc lại nội thất căn hộ nhỏ của mình đấy nhé.
Ban đầu căn hộ có hai phòng ngủ
Căn hộ này là tổ ấm của gia đình bốn người ở Hà Nội. Ban đầu, nó có hai phòng ngủ, nội thất phong cách tân cổ điển. Tuy mang đến vẻ sang trọng, nhưng phong cách này có nhược điểm như nhiều chi tiết phào chỉ gây cảm giác ngột ngạt; nội thất cồng kềnh chiếm nhiều diện tích. Ngoài ra, trần căn hộ thấp, lại lắp điều hòa âm trần nên chỉ cao 2,5 mét. Điều này khiến không gian càng tù túng.
Sau ba năm cho thuê, gia chủ quyết định cải tạo căn hộ làm thành chỗ ở. Họ cũng muốn tiết kiệm chi phí. Thế nên họ tận dụng lại một số đồ sẵn có như thiết bị vệ sinh, bình nước nóng; hay hệ thống điều hòa, quạt trần, bếp từ, tủ lạnh và vài món từ nhà cũ mang sang như giường ngủ.
Quyết định thay đổi cho căn hộ
Nhằm thay đổi diện mạo của căn hộ, nhóm thiết kế đã phá tất cả tường ngăn cũ. Phòng ngủ master trước kia được chuyển thành hai phòng ngủ cho hai bé gái còn vợ chồng gia chủ dùng phòng ngủ còn lại. Hai phòng vệ sinh cũng được thiết kế lại hoàn toàn. Thế nhưng không ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước chung của tòa nhà. Sau cải tạo, không gian căn hộ cao, rộng và thoáng hơn.
Phòng ngủ của hai bé gái được ngăn bằng vách nhẹ có độ dày 5 cm, ở giữa khoét ô cửa sổ tròn. Giải pháp này vừa tối đa diện tích sử dụng, vừa lấy sáng cho phòng bên trong và giúp hai đứa trẻ dễ tương tác với nhau.
Thay vì xây tường, kiến trúc sư dùng hệ tủ sát trần kết hợp hệ cửa lùa làm ranh giới giữa phòng ngủ trẻ con và không gian chung. Khi mở hết cửa, hai bé gái có thêm diện tích để chạy nhảy tự do, nhất là trong đợt giãn cách xã hội. Phòng ngủ master cũ được chia làm hai phòng ngủ cho trẻ con, ở giữa là vách nhẹ có khoét ô cửa sổ.
Một điểm quan trọng của công trình là nhà kho nhỏ nằm sau phòng thay đồ. Đây là tiện ích căn hộ cũ không có nhưng đặc biệt giá trị bởi nó giúp giấu đi những vật dụng ít dùng, nhờ đó cả nhà gọn gàng hơn.
Can thiệp vào độ cao trần nhà
Kiến trúc sư cũng điều chỉnh độ cao trần căn hộ. Trần ở một số vị trí như sảnh, kho, WC chỉ cao 2,4 mét để đặt điều hòa và làm họng gió thổi ngang. Tại các không gian lớn như phòng khách và phòng ngủ, trần được nâng lên 2,6 mét nhằm tăng sự thông thoáng. Nội thất căn hộ tinh giản về chi tiết và sử dụng chủ yếu màu trắng cùng gỗ sáng. Với phương án thiết kế trên, căn hộ như rộng ra dù thêm một phòng ngủ. Nó đáp ứng được các nhu cầu gia chủ đề ra và trở thành nơi họ tụ họp với họ hàng, bạn bè.
Gợi ý một số cách làm cho không gian chật chội trở nên rộng rãi
Sử dụng vách ngăn trượt
Vách ngăn trượt luôn là giải pháp thông minh dành cho nhà chật. Vách ngăn vừa giúp bạn phân tách các khu vực chức năng một cách rõ ràng. Nó giúp cho ngôi nhà được rộng thoáng khi cửa trượt được xếp gọn vào một góc.
Thiết kế ánh sáng
Một căn hộ dù nhỏ đến đâu nhưng khi nhận được nhiều nhất ánh sáng tự nhiên vào phòng; căn hộ đó vẫn trở nên rộng rãi và ưa nhìn hơn. Ánh sáng tự nhiên không chỉ giúp mở rộng không gian nhỏ. Nó còn giúp những sắc màu trang trí bên trong căn hộ trở nên tươi tắn và đẹp sắc nét hơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Xem thêm thông tin bất động sản mới nhất tại đây.