Dịch bệnh đã tác động rất lớn đến các dịch vụ bảo hiểm. Trong đó, bảo hiểm xe cơ giới đang ở mức doanh thu đáng báo động. Liên tục trong 8 tháng vừa qua, tỷ lệ doanh thu đã giảm đến gần 10%. Ngay cả các doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu trong nước cũng không thoát khỏi tình trạng oái ăm này. Mặc dù các công ty có liên tục chạy các chương trình bán hàng với ưu đãi và tặng quà hấp dẫn, nhưng những điều này vẫn không đủ sức vực dậy thị trường bảo hiểm đối với xe cơ giới. Kinh tế khó khăn, sản xuất cũng bị kéo thụt, nhu cầu mua xe tụt giảm nhanh chóng, điều này cũng đồng nghĩa với việc bảo hiểm cơ giới khó có thể tăng trưởng tích cực.
Doanh thu bảo hiểm cơ giới 8 tháng tiếp tục giảm sâu
Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Bảo hiểm cho thấy, 8 tháng năm 2021 doanh thu phí của bảo hiểm xe cơ giới chỉ đạt 10.279 tỷ đồng. Mức tăng trưởng này giảm 7,70% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, bảo hiểm bắt buộc doanh thu giảm tới 14,86% so với cùng kỳ. Cùng với đó tỷ lệ bồi thường chỉ còn gần 20%. Bảo hiểm tự nguyện doanh thu phí giảm hơn 5% so với cùng kỳ. Tỷ lệ bồi thường loại này chỉ hơn 57%.
Tăng trưởng chậm lại và sụt giảm liên tiếp những tháng gần đây khiến thị phần doanh thu của bảo hiểm xe cơ giới chỉ còn 27,6%/tổng doanh thu. Nó đứng thứ hai sau nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe. Tính đến tháng 8/2021, tỷ lệ bồi thường chung của nghiệp vụ này vẫn chiếm 48%. Con số này vẫn đứng ở mức cao so với tỷ lệ bồi thường chung của các nghiệp vụ là 31,5%.
Thị trường hiện vẫn còn nhiều biến động. Như vậy khó khăn còn kéo dài với bảo hiểm. Đặc biệt là đối với việc khai thác các nghiệp vụ chủ chốt như bảo hiểm xe cơ giới. Dù hiện chưa có động thái về việc điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh, nhưng các công ty bảo hiểm đều đang theo dõi sát sao diễn biến dịch bệnh Covid-19 để kịp thời đưa ra sự điều chỉnh nếu cần.
Nguyên nhân khiến bảo hiểm xe liên tục lao dốc
Giới chuyên môn cho rằng, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 cùng ảnh hưởng của tháng 7 Âm lịch đang dìm thị trường ô tô Việt Nam xuống đáy. Doanh số thị trường ô tô kéo dài đà sụt giảm doanh số sang tháng thứ 5 liên tiếp. Nó đang về mức thấp nhất trong vòng 10 năm gần đây. Tương tự, doanh số bán xe máy cũng lao dốc. Tính riêng trong tháng 8 vừa qua, Honda Việt Nam tiêu thụ tổng cộng 98.789 xe. Họ giảm 14,5% so với tháng trước và giảm 43,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo các doanh nghiệp bảo hiểm, việc doanh số xe bán mới liên tục sụt giảm đã tác động lớn đến doanh thu khai thác bảo hiểm xe cơ giới của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Trên thực thế, bảo hiểm xe cơ giới luôn là nghiệp vụ giữ thị phần doanh thu đứng đầu. Đây là phân khúc có tốc độ tăng trưởng cao. Nhưng thời gian qua không còn giữ được “phong độ”. Hiện nó đang mất đà tăng trưởng 2 con số khi lượng xe bán ra sụt giảm mạnh.
Năm 2020, dù dịch bệnh cũng đã bắt đầu ảnh hưởng đến đời sống xã hội, tuy nhiên, nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự vẫn tăng mạnh nhờ chính sách kiểm tra tăng cường của cơ quan chức năng đối với loại hình bảo hiểm này. Tuy nhiên, trong năm nay, bên cạnh việc doanh số bán xe ô tô suy giảm, chính sách trên không còn được áp dụng khiến tăng trưởng bảo hiểm xe cơ giới chậm lại và sụt giảm liên tiếp.