Thị trường chứng khoán Châu Á: giảm đều ở hầu hết các nước

Thị trường chứng khoán Châu Á: giảm đều ở hầu hết các nước

Yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường trong phiên giao dịch này này là tình hình COVID-19 ở châu Âu khi nhiều quốc gia tái áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội trước sự gia tăng đáng lo ngại về số ca mắc mới. Sáng 22/11, hầu hết thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm. Do lo ngại về các biện pháp phòng chống dịch bệnh mới ở châu Âu làm dấy lên đồn đoán rằng các ngân hàng trung ương sẽ thắt chặt tiền tệ sớm hơn. Vào chiều ngày 22 tháng 11, chứng khoán Nhật Bản đảo chiều giảm sớm để kết thúc với mức tăng khiêm tốn vào những ngày trước, do các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước kỳ nghỉ lễ ở nước này.

Covid-19 làm tăng khả tâm lý bi quan đến thị trường

Covid-19 làm tăng khả tâm lý bi quan đến thị trường
Đa số các sàn giao dịch đều có sự sụt giảm

Dù chỉ số công nghệ Nasdaq đã khép lại phiên cuối tuần trước ở mức cao kỷ lục mới trên 16.000 điểm lần đầu tiên. Nhưng sự sụt giảm của các chỉ số S&P 500 và Dow Jones. Cũng như các thị trường chứng khoán châu Âu, đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường châu Á. Trước đó, Áo cho biết sẽ tái áp đặt lệnh phong tỏa và áp dụng quy định bắt buộc tiêm vaccine từ tháng Hai. Nhằm ngăn chặn đà tăng gần đây trong số ca nhiễm COVID-19. Nhiều nước khác, trong đó có Đức, Slovakia, Cộng hòa Czech và Bỉ cũng sẽ ban hành nhiều biện pháp phòng dịch mới.

Những diễn biến này đã làm gia tăng tâm lý bi quan trên thị trường. Trong đó các nhà đầu tư dự đoán ngân hàng trung ương nhiều nước sẽ tiếp tục giảm các chính sách tiền tệ siêu lỏng được ban hành khi đại dịch bùng phát.
Chỉ số Nikkei 225 trên thị trường Tokyo và chỉ số HangSeng ở Hong Kong đều giảm 0,2%; xuống các mức lần lượt 29.677,95 điểm và 25.012,07 điểm. Sắc đỏ cũng được ghi nhận trên các thị trường Sydney, Wellington, Đài Bắc, Manila và Jakarta.

Sức ép lạm phát toàn cầu gia tăng

Các thị trường, đặc biệt là tại Mỹ, đã lập các kỷ lục mọi thời đại trong những tuần và những phiên giao dịch gần đây. Tuy nhiên, các nhà giao dịch vẫn lo ngại trước các số liệu cho thấy sức ép lạm phát trên toàn cầu gia tăng. Nguyên nhân do các chuỗi cung ứng bị gián đoạn và nhu cầu mạnh. Trước tình trạng đó, các ngân hàng trung ương ngày càng ủng hộ việc tăng lãi suất. Rút lại các biện pháp hỗ trợ đã thực hiện khi đại dịch bùng phát. Trong khi đây là động lực chính cho sự phục hồi của các thị trường chứng khoán trên toàn cầu trong 18 tháng qua.

Trung Quốc công bố báo cáo cho thấy giá xuất xưởng tại các nhà máy trong tháng 11/2021 tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lên mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ; do giá năng lượng tăng mạnh và nguồn cung bị ảnh hưởng; khi các biện pháp phong tỏa được thực hiện tại nhiều khu vực.

Khu vực Thượng Hải có chỉ số chứng khoán tăng

Khu vực Thượng Hải có chỉ số chứng khoán tăng
Khu vực Thượng Hải có chỉ số chứng khoán tăng

Tuy nhiên, đi ngược lại với đà giảm chung của các thị trường trong khu vực; chỉ số Shanghai Composite ở Thượng Hải tăng 0,4% lên 3.574,39 điểm. Các thị trường Seoul và Singapore cũng tăng điểm trong phiên sáng nay. Lợi suất trái phiếu sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Xu hướng này càng tiếp diễn, rủi ro điều chỉnh trên thị trường chứng khoán càng lớn. Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp không thể theo kịp mức tăng của lợi suất trái phiếu.

Tại Việt Nam, kết thúc phiên sáng nay, chỉ số VN-Index tăng 6 điểm, hay 0,41%, lên 1.458,35 điểm. Trong khi chỉ số HNX-Index giảm 2,63 điểm, hay 0,58%, xuống 451,34 điểm.

>> Xem thêm các bài viết khác về Nhận định chứng khoán

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *