Tìm hiểu chi tiết và cách sử dụng Bollinger bands hiệu quả

Tìm hiểu chi tiết và cách sử dụng Bollinger bands trong trading

Bollinger bands (Dải bollinger) được phát triển và đăng ký bản quyền bởi nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng John Bollinger. Hiện tại, chỉ báo này đang được sử dụng rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Đây là một công cụ phân tích được xác định bằng đường trung bình động đơn giản (SMA) ở các dải giữa, trên và dưới. Nếu bạn đã là một nhà giao dịch chuyên về phân tích kỹ thuật, thì chắc hẳn bạn cũng phải biết đến thuật ngữ quan trọng này. Vì dải bollinger sẽ giúp các nhà giao dịch xác định xem việc định giá tài sản có hợp lý hay không?

Định nghĩa Bollinger bands

Bollinger bands hay dải bollinger là công cụ phân tích kỹ thuật trong trading, qua bài viết chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về chúng.

Bollinger bands – Công cụ phân tích kỹ thuật trong trading

Bollinger bands hay dãi bollinger là một chỉ báo kỹ thuật được hình thành từ việc kết hợp đường MA (moving average) và độ lệch chuẩn. Bollinger bands được John Bollinger phát minh trong thập niên 1980. Một hệ thống thông thường Bollinger bands bao gồm ba dãi Bolinger:

Dãi giữa (Middle Band) là một đường MA (Moving Average)

Dãi trên (Upper band) = Middle Band + Độ lệch giá

Dãi dưới (Lower band) = Middle Band – Độ lệch giá

Bollinger bands là công cụ phân tích kỹ thuật trong trading
Bollinger bands là công cụ phân tích kỹ thuật trong trading

Cách tính dải bollinger

Upper band = middle band + 2 x độ lệch chuẩn (standard deviation)

Middle band = là một đường MA (moving average)

MA là đường trung bình động được tính bằng giá trị trung bình của giá đóng cửa trong khoảng thời gian qui định.

Bật mí cách giao dịch dải bollinger trong trading

Giao dịch theo chiến lược, phương pháp bollinger bands truyền thống cho bạn một tỉ lệ risk/reward tốt.

Thị trường đi lên (Uptrend): Chốt lãi khi giá ra khỏi Bollinger bands phía trên

Điểm mua: khi giá đang hồi về đường middle band

Cắt lỗ: khi giá kết thúc dưới middle bands.

Chốt lãi: khi giá đi xa khỏi dãi bollinger phía trên

Thị trường (downtrend): Chốt lãi khi giá ra khỏi lower band

Điểm bán khống: khi thị trường có dấu hiệu do dự ở middle bands

Cắt lỗ: khi giá kết thúc bên trên middle bands,

Chốt lãi: khi giá đi xa khỏi lower band.

Thị trường sideway: Chốt lãi khi giá chạm dải Bollinger phía trên

Điểm mua khi giá chạm vào lower band.

Chốt lãi khi giá chạm dãi bollinger phía trên,

Cắt lỗ khi giá đóng cửa khỏi dãi bollinger phía dưới.

Cách giao dịch dải bollinger trong trading
Cách giao dịch dải bollinger trong trading

Phương pháp kết hợp dải Bollinger với price action

Price action: là một kỹ năng đọc biểu đồ chỉ dựa vào giá mà không cần dùng chỉ báo kỹ thuật hay tin tức

Khi kết hợp bollinger bands với price action có độ chính xác cao, khi giá gần đi đến một trong 3 dải bollinger, xuất hiện tính hiệu giá do dự hoặc đảo chiều đến từ giá như doji, inside bar… ta có thể vào lệnh ngược lại để có tỉ lệ thắng cao hơn do vào lệnh ở vùng hợp lưu.

Nói ngắn gọn: Thì nên dùng dãi Bollingger với Nến Nhật Bản.

Dải Bollinger giúp nhìn rõ xu hướng thị trường

Do được cấu tạo từ đường trung bình giá và độ lệch chuẩn nên dải Bollinger cho chúng ta nhìn rõ xu hướng thị trường hiện tại và dự đoán xu hướng trong tương lai. Bollinger bands mở cho nhà đầu tư biên độ giá và xem giá hiện tại có thích hợp để mua hoặc bán hay không.

Qua bài viết này có lẻ bạn đã hiểu cơ bản được Bollinger bands là gì? Chiến lược, phương pháp giao dịch theo bollinger bands,Kinh nghiệm khi sử dụng Bolinger bands là gì? Nhưng để đầu tư tốt, bạn cần nguyên 1 hệ thống chuẩn nếu không rủi ro rất cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *