Giá trị cổ phiếu, một yếu tố vô cùng quan trọng đối với những nhà đầu tư hiện nay. Rất ít người có thể biết đến các nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng đến giá trị này. Song điều đó khiến họ gặp nhiều rủi ro hơn trong quá trình giao dịch và đầu tư. Chúng thực chất còn có thể làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của bạn sau này hay thậm chí là cả trong thời điểm hiện tại. Cách tốt nhất để có thể nắm chắc cũng như phân tích thị trường theo hướng đúng đắn chính là tìm hiểu về những nguyên nhân có thể làm ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu. Thông qua đó bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tư.
Quy luật cung cầu
Cổ phiếu, tương tự bất kỳ loại hàng hóa nào, đều bị chi phối bởi quy luật cung cầu. Trên thị trường chứng khoán, phần lớn nhà đầu tư tham gia để tìm kiếm lợi nhuận. Tức là số tiền thu về sau khi đầu tư cao hơn giá vốn bỏ ra. Mục tiêu thường thấy nhất là chênh lệch giá. Hay nói cách khác là tìm cách mua cổ phiếu ở mức giá thấp và bán lại ở mức cao hơn. Giá cổ phiếu, vì thế, được nhiều nhà đầu tư đánh giá là tiêu chí quan trọng; để ra quyết định mua bán một cổ phiếu.
Để tìm được điểm mua, dự đoán được xu hướng giá cổ phiếu. Một câu hỏi mà mỗi nhà đầu tư phải nắm rõ là: Điều gì quyết định giá cổ phiếu tăng hay giảm? Theo Công ty chứng khoán SSI, 5 yếu tố quan trọng nhất tác động đến giá cổ phiếu. Và cả 5 yếu tố này đều vô cùng quan trọng.
5 yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
- Sự phát triển của nền kinh tế: Giá cổ phiếu bị chi phối lớn bởi nền kinh tế thế giới. Và đặc biệt của nền kinh tế quốc gia. Giá cổ phiếu có xu hướng tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế. Tức là giá cổ phiếu tăng khi nền kinh tế phát triển. Và giá giảm khi kinh tế đi xuống.
- Tình hình chính trị: Tình hình chính trị cũng có tính quyết định đến giá của cổ phiếu. Bởi khi xuất hiện sự bất ổn về chính trị. Nhà đầu tư không đủ tự tin để tiếp tục nên giá cổ phiếu; thường có xu hướng giảm.
- Quy luật cung cầu của thị trường: Bất kỳ thị trường hàng hóa nào cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu. Thị trường chứng khoán cũng vậy. Thông thường khi một cổ phiếu được nhiều người mua. Giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.
- Báo cáo tài chính của công ty: Nếu kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện rằng công ty đang phát triển tốt; với doanh thu và tốc độ tăng trưởng cao. Có khả năng tiếp tục tăng trong tương lai. Giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngược lại, một công ty có tình hình kinh doanh đi xuống. Giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.
- Tâm lý nhà đầu tư: Thị trường chứng khoán là thị trường nhạy cảm. Chỉ một thông tin gây nhiễu xuất hiện cũng có thể làm thị trường dao động dữ dội. Khi này, nhà đầu tư cần có tâm lý vững vàng để lọc được những thông tin chính xác; và đưa ra quyết định đầu tư khi đã có những tính toán kỹ lưỡng.
Yếu tố tác động mạnh mẽ tới giá cổ phiếu
Trong khi đó, theo HSC, có ba yếu tố tới giá cổ phiếu. Gồm mức cổ tức bằng tiền, giá trị hiện tại của doanh nghiệp; và tăng trưởng lợi nhuận/dòng tiền của doanh nghiệp. Trong đó, cổ tức bằng tiền nếu được duy trì với một tỷ lệ ổn định. Sẽ tác động tích cực đến giá cổ phiếu. Tuy nhiên, HSC cho rằng nếu tỷ lệ cổ tức quá cao sẽ là yếu tố phải quan tâm. Bởi điều này cho thấy doanh nghiệp đang thiếu ý tưởng kinh doanh để mang lại tăng trưởng. Giá trị hiện tại của doanh nghiệp được xác định bằng các phương thức định giá P/E, P/B, giúp đánh giá doanh nghiệp mục tiêu với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Còn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là yếu tố giúp cổ phiếu được định giá cao hơn.
Nhận biết về những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định mua – bán, góp phần đánh giá chính xác giá trị thực của cổ phiếu. Ngoài ra, nhận biết và nghiên cứu đầy đủ về các yếu tố tác động đến cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư tránh được cái nhìn phiến diện, cảm tính về các cổ phiếu. Đồng thời, hiểu về các yếu tố ảnh hưởng cũng giúp nhà đầu tư khó bị ảnh hưởng tâm lý khi đối diện với các thông tin gây nhiễu trên thị trường.
Những yếu tố gây ảnh hưởng tới giá trị cổ phiếu thông thường lại là những điều vô cùng cơ bản mà đôi khi chúng ta thường xuyên bỏ qua chúng. Tất cả những điều được nêu trên hoàn toàn có thể biến thành nguyên nhân khiến cho bạn gặp nhiều rủi ro hơn trong việc đầu tư. Do đó sau khi nắm chắc chúng hãy cố gắng vận dụng nhiều nhất có thể vào khả năng nhận định và phân tích thị trường của bản thân nhé!