Tín hiệu kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 19/11 có xu hướng giằng co

Tín hiệu kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 19/11 có xu hướng giằng co

Thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng tích cực trong phiên giao dịch đầu giờ ngày 19/11, nhưng đến phiên giao dịch buổi chiều, chỉ số này đã đảo chiều mạnh. Thậm chí có thời điểm đã giảm hơn 30 điểm. Ngoài ra, phân tích kỹ thuật chứng khoán cũng có ngày thứ 12 tăng liên tiếp. Về mặt kỹ thuật, do VN30 đang ở ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật nên thị trường có thể sẽ hồi phục trong phiên hôm nay. Ngoài ra, dòng tiền của nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn đang tiếp tục sôi động. Qua đó có thể thấy cải hai bên mua và bên bán đang rất giằng co.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 19/11

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 19/11/2021, VN-Index tạm dừng với mẫu hình nến Spinning Top cho thấy bên mua và bên bán đang rất giằng co. Chỉ số vẫn đang test lại cận dưới của kênh giá tăng ngắn hạn. Đây sẽ là hỗ trợ gần nhất của chỉ số này. Vì vậy hãy cùng theo dõi tín hiệu kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 19/11.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán của VN-Index

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 19/11/2021, VN-Index tạm dừng với mẫu hình nến Spinning Top cho thấy bên mua và bên bán đang rất giằng co. Chỉ số vẫn đang test lại cận dưới của kênh giá tăng ngắn hạn. Đây sẽ là hỗ trợ gần nhất của chỉ số này.

Chỉ báo MACD tiếp tục sụt giảm sau khi cho tín hiệu bán. Chỉ báo Relative Strength Index cũng đã rơi xuống dưới trendline tăng (bắt đầu từ tháng 09/2021) và vùng quá mua (overbought). Nếu những trạng thái này vẫn tiếp tục xuất hiện thì rủi ro điều chỉnh của VN-Index là khá cao. Nếu chỉ số phá vỡ cận dưới của kênh giá thì ngưỡng Fibonacci Projection 50% và đường Middle của dải Bollinger Bands sẽ là hỗ trợ tiếp theo.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán của VN-Index
Phân tích kỹ thuật chứng khoán của VN-Index

HNX-Index: chỉ số hướng đến quanh mức 500 điểm

Trong phiên giao dịch sáng ngày 19/11/2021, tâm lý nhà đầu tư tiếp tục thể hiện sự lạc quan về triển vọng của HNX-Index khi chỉ số này có phiên tăng điểm thứ 12 liên tiếp. Đồng thời, áp lực bán cũng gia tăng khi chỉ số đang hướng gần hơn đến mục tiêu quanh mức 500 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 161.8%).

Tuy nhiên, chỉ báo MACD và Relative Strength Index duy trì đà tăng sau khi cho mua trước đó. Tín hiệu tích cực này củng cố cho xu hướng tăng của HNX-Index. Bên cạnh đó, dòng tiền đang rất dồi dào khi khối lượng giao dịch vẫn được duy trì ở mức cao (trên trung bình 20 phiên).

Phân tích kỹ thuật chứng khoán DPM

Sau chuỗi tăng giá ấn tượng và đạt mức cao nhất lịch sử, giá cổ phiếu DPM đã xuất hiện những phiên điều chỉnh trong thời gian gần đây. Trong phiên giao dịch sáng ngày 19/11/2021, giá cổ phiếu DPM đang hình thành mẫu hình nến Doji. Điều này thể hiện sự phân vân của nhà đầu tư về triển vọng của cổ phiếu này. Ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2% (vùng 45,000-46,5000) đang là hỗ trợ gần nhất cho cổ phiếu. Nếu vùng này vẫn trụ vững thì tình hình có thể tích cực trở lại. Dòng tiền của DPM chưa ổn định khi khối lượng giao dịch trồi sụt quanh ngưỡng trung bình 20 phiên gần nhất.

TPB: dưới ngưỡng Fibonacci Projection 100%

Giá cổ phiếu đang đi ngang ngay dưới ngưỡng Fibonacci Projection 100% (tương đương vùng 44,000-45,000) sau khi đã tiến lên test vùng này trong những ngày trước đó. Khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình. Điều này cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Đường SMA 50 ngày đang tiến gần giá. Cho nên đây sẽ là hỗ trợ gần nhất nếu trạng thái điều chỉnh xuất hiện. Chỉ báo MACD đã tạo ngừng đà giảm. Bên cạnh đó, chỉ báo Relative Strength Index đã đảo chiều. Nếu chỉ báo có thể vượt trendline giảm bắt đầu từ tháng 12/2020 thì tình hình sẽ khả quan hơn. Mục tiêu của TPB nếu giá cổ phiếu có thể vượt vùng 44,000-45,000. Đây sẽ là ngưỡng Fibonacci Projection 161.8% (tương đương vùng 52,000-53,000).

Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 19/11
Giá cổ phiếu TPB đang đi ngang ngay dưới ngưỡng Fibonacci Projection 100%

Giao dịch chứng khoán chiều 19/11: Lực cầu tốt

Cổ phiếu ngân hàng dù có lực mua tốt. Nhưng trong phiên chiều nay cũng chao đảo bởi lực bán mạnh lan toàn thị trường. Một loạt mã tăng nóng trước đó đã chuyển trạng thái giá về mức sàn. Phiên chiều nay đã phát thêm một lời cảnh báo “có sức nặng” hơn các phiên trước dành cho các nhà đầu tư ưa thích các mã đầu cơ tăng nóng. Đó là, tăng nhanh cũng có thể giảm rất nhanh. Thậm chí trong phiên, việc mua đuổi các mã nóng với mong muốn làm dày tài khoản trong thời gian ngắn cũng tương ứng với mức rủi ro phải chấp nhận.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *