Tháng 9 năm 2021 vừa qua có 8 trên tổng số 63 tỉnh thành đạt kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ đô la trở lên. Trong đó đáng khen ngợi là tỉnh Bắc Ninh đã dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu trong tháng 9 này. Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu của Bắc Ninh đạt gần 4.6 tỷ đô la chỉ trong tháng 9. Đây là địa phương có kết quả hoạt động xuất khẩu ấn tượng nhất cả nước trong thời gian này. Những tưởng dịch bệnh sẽ làm giảm sút nhiều hoạt động kinh doanh. Nhưng Bắc Ninh đã tận dụng tốt, biến thách thức thành cơ hội vươn lên trong xuất khẩu.
Có 8/63 địa phương đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên trong tháng 9
Theo thông tin Tổng cục Hải quan vừa công bố, trong tháng 9, xuất khẩu cả nước đạt hơn 27 tỷ USD; giảm nhẹ 0,7% so với tháng trước. Tuy nhiên, luỹ kế 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu vẫn duy trì đà tăng trưởng 18,8%; đạt 240,6 tỷ USD, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế.
Trong tháng 9, có 8/63 địa phương đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên. Bắc Ninh dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đạt 4,58 tỷ USD. Đáng chú ý, tháng 9 cũng là tháng có cán cân thương mại xuất siêu trở lại sau chuỗi nhập siêu kéo dài; từ tháng 4 đến tháng 8. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm thế “thượng phong” khi xuất khẩu 19,8 triệu USD, chiếm 73%.
Hiện Bắc Ninh là địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của cả nước
Hiện Bắc Ninh vẫn đang là địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của cả nước trong tháng 9 với kim ngạch gần 4,58 tỷ USD, giảm nhẹ khoảng 30 triệu USD so với tháng trước. Trong quý 3 khi TP. Hồ Chí Minh gặp dịch bệnh phức tạp, Bắc Ninh đã vươn lên trở thành địa phương dẫn đầu cả nước, góp phần quan trọng giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu chung trong 9 tháng qua.
Tuy nhiên, luỹ kế 9 tháng, TP. Hồ Chí Minh vẫn dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 32,47 tỷ USD. Bắc Ninh xếp thứ hai với kim ngạch 31,58 tỷ USD, thấp hơn địa phương đứng đầu chỉ 0,89 tỷ USD.
Tính riêng tháng 9, hoạt động xuất khẩu của “đầu tàu” kinh tế TP. Hồ Chí Minh có tín hiệu hồi phục đáng ghi nhận với kim ngạch đạt 3,36 tỷ USD; tăng 33% so với tháng 8 trước; tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 800 triệu USD, đứng thứ hai toàn quốc.
Một số địa phương khác thì sao?
Ngoài hai địa phương trên, 6 địa phương khác đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên trong tháng 9 là: Bắc Giang; Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên. Theo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, đợt bùng phát đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất; kể cả việc xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Trong quý 3/2021, kim ngạch xuất nhập khẩu đã giảm sâu so với quý 2; với mức giảm gần 10 tỷ USD. Nó kéo theo số thu ngân sách trong thời gian này giảm khoảng 9.800 tỷ đồng. Luỹ kế đến ngày 30/9, số thu ngân sách đạt 87.000 tỷ đồng; đạt 81% dự toán pháp lệnh; đạt 77% chỉ tiêu phấn đấu, mức tăng giảm xuống chỉ còn 16% so với năm 2020.
Mặc dù số thu ngân sách nhà nước của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh tăng so với cùng kỳ năm 2020 nhưng tình hình huy động ngân sách của đơn vị trong những tháng còn lại của năm được dự báo sẽ phải đối mặt không ít khó khăn.
Thành công nhờ sự phối hợp các bộ phận
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách do Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính giao, Tổng cục Hải quan yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung tăng cường các giải pháp thu ngân sách những tháng cuối năm.
Cùng với việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2021, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị cần tăng cường thu thập thông tin, xác định dấu hiệu rủi ro để có biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát; kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Sẽ tiếp tục nỗ lực
Để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này sẽ triển khai đồng loạt nhiều giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu.
Bộ Công Thương cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đặc biệt là công tác cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh theo hướng rà soát thủ tục, quy trình cấp phép, thực hiện tối đa việc cấp phép trực tuyến bảo đảm đơn giản, công khai, minh bạch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Xem thêm tin tức tài chính mới nhất tại đây.