Nhận định về thị trường chứng khoán trong giai đoạn này nhiều chuyên gia cho rằng đây là kênh dẫn vốn quan trọng của doanh nghiệp. Mốc 1.500 – 1.600 điểm chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, thị trường sẽ không thể đi lên mãi mãi. Việc điều chỉnh để cổ phiếu có mức giá hấp dẫn hơn là điều tất yếu. Trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 17/11, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm, khi lo ngại về lạm phát và các vấn đề trong chuỗi cung ứng “mây đen” trên báo cáo doanh thu của các nhà bán lẻ. Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng đặt cược vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất sớm hơn dự kiến, nhằm kiểm soát lạm phát.
Chỉ số chứng khoán của một số doanh nghiệp
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 211,17 điểm (0,58%) xuống 35.931,05 điểm. Chỉ số tổng hợp S&P 500 giảm 12,23 điểm (0,26%) xuống 4.688,67 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm 52,28 điểm (0,33%) xuống 15.921,57 điểm.
Target Corp là nhà bán lẻ mới nhất công bố báo cáo kinh doanh tích cực. Song giá cổ phiếu của doanh nghiệp này vẫn giảm 4,7%. Sau đà giảm của hãng đối thủ Walmart trong phiên trước; khi cả hai nhà bán lẻ này đều đối diện với các vấn đề trong chuỗi cung ứng. Chưa công bố báo cáo doanh thu; song giá cổ phiếu của các nhà bán lẻ khác như Macy’s Inc và Kohls Corp đều giảm lần lượt 4,5% và 3,1%.
Chỉ số Dow Jone cũng chịu sức ép khi giá cổ phiếu của Visa Inc giảm 4,7%; sau thông tin “gã khổng lồ” thương mại điện tử Amazon.com Inc sẽ ngừng chấp nhận việc thanh toán bằng thẻ do Visa phát hành tại Vương quốc Anh do phí giao dịch cao.
Còn theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán ASEAN (ASEANSC); về kỹ thuật, đồ thị ngày 16/11 VN-Index xuất hiện cây nến đỏ thứ 2 sau cây nến ‘Hanging man’. Với giá đóng cửa nằm dưới các đường trung bình động ngắn hạn (MA3 ngày và MA5 ngày); kèm thanh khoản ở mức rất cao, là tín hiệu khá tiêu cực. Điều này cho thấy bên bán đang tạm thời chiếm ưu thế. Và xu hướng ngắn hạn có thể trở nên tiêu cực hơn nếu vùng hỗ trợ gần 1.460 – 1.465 điểm bị phá vỡ.
Chứng khoán Việt Nam trong phiên ngày 17/11
“Trong phiên giao dịch hôm nay 17/11, áp lực bán tại vùng kháng cự gần 1.470 – 1.475 điểm. Và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.450 – 1.455 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp; có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó. Trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày”, chuyên gia của ASEANSC dự báo.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) nhận định, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ trên thị trường, nhà đầu tư tiếp tục có xu hướng chuyển hướng đầu tư ra các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ khi VN-Index vẫn gặp khó khăn khi tiến gần hơn đến ngưỡng 1.480 điểm. Ở chiều ngược lại, lực mua ròng của khối ngoại là một tín hiệu đáng chú ý, dù chỉ xuất hiên ở một vài cổ phiếu đơn lẻ.
Hiện nay, các nhà đầu tư vẫn lo ngại đà tăng của lạm phát có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy Fed sớm thắt chặt chính sách tiền tệ. Salem Abraham, quản lý cấp cao của quỹ Abraham Fortress Fund (Mỹ); dự báo đà tăng mạnh của nguồn cung tiền sẽ khiến lạm phát. Nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong dài hạn.
Tại thị trường Việt Nam, chốt phiên giao dịch ngày 17/11, chỉ số VN-Index tăng 9,40 điểm (0,64%) lên 1.475,85 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 10,70 điểm (2,37%) lên 462,95 điểm.