Tổ chức tín dụng thúc đẩy chính sách vốn vay hỗ trợ doanh nghiệp

Tổ chức tín dụng thúc đẩy chính sách vốn vay hỗ trợ doanh nghiệp mùa dịch

Thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp rơi vào trạng thái “đóng băng” hoạt động. Thậm chí nhiều tổ chức, công ty còn đứng trước bờ vực phá sản. Trong bối cảnh ấy, các tổ chức tín dụng trong nước đã liên tục thúc đẩy thêm các chính sách hỗ trợ để kịp thời giải quyết các vấn đề trước mắt cho doanh nghiệp. Đặc biệt, chính sách vốn vay cho phát triển sản xuất được đẩy mạnh hơn cả. Các tổ chức tín dụng cố gắng để chia sẻ cùng hộ sản xuất và kinh doanh những ưu đãi, giảm lãi suất thấp nhằm đảm bảo tiếp tục hoạt động sản xuất cũng như đời sống an sinh xã hội.

Các tổ chức tín dụng cùng doanh nghiệp vượt khó mùa dịch

Đẩy mạnh cho vay vốn phát triển sản xuất

Có thể nói, do ảnh hưởng của COVID-19 nên hoạt động của các TCTD cũng gặp nhiều khó khăn. Họ phải đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Đồng thời TCTD cũng phải kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng. Họ cũng cần nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Cũng như họ phải ưu tiên tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất theo chỉ đạo của Chính phủ. Song song đó phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Qua đó cho thấy, việc thực hiện tốt nhiệm vụ nhằm đảm bảo cho tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô không phải chuyện dễ.

Tổ chức tín dụng đẩy mạnh chính sách vốn vay cho phát triển sản xuất
Tổ chức tín dụng đẩy mạnh chính sách vốn vay cho phát triển sản xuất

Tuy nhiên, các TCTD đã thể hiện tinh thần đồng hành và vượt khó cùng doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở tổng dư nợ cho vay. Đến cuối tháng 9/2021, tổng dư nợ đạt 31.692 tỷ đồng. Con số này tăng 9,12% so với cùng kỳ và tăng 5,23% so với đầu năm. Trong đó có các ngân hàng đã tiên phong, mạnh dạn đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh tế thế mạnh của tỉnh. Điển hình như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh TP. Bạc Liêu. Họ đã cho vay từ đầu năm đến nay gần 900 tỷ đồng. Con số này tăng gần 7% so với đầu năm. Argibank Bạc Liêu cũng trở thành một trong những Chi nhánh có tăng trưởng tín dụng cao của tỉnh.

Cơ cấu thời hạn trả nợ mới cho doanh nghiệp

Đặc biệt, cùng với đẩy mạnh cho vay, Agribank Chi nhánh TP. Bạc Liêu đã thực hiện miễn, giảm lãi suất. Họ thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 300 khách gặp khó khăn. Tổng số tiền lên đến trên 960 tỷ đồng. Argibank giúp hơn 3.500 khách hàng có điều kiện duy trì phát triển sản xuất và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Chưa dừng ở đó, Agribank Chi nhánh TP. Bạc Liêu đang tích cực triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi và hỗ trợ lãi suất, nhất là trong điều kiện hiện nay nhiều hộ SX-KD cần những món vay không lớn để phục vụ cho các mô hình sản xuất, tổ chức mua bán nhỏ… Đây là đối tượng hộ vay dễ bị lôi kéo vào các tổ chức “tín dụng đen” được núp bóng dưới hình thức các công ty tài chính cho vay không cần thế chấp với lãi suất cao.

Do vậy, để kịp thời hỗ trợ và hạn chế nạn tín dụng đen, Agribank Chi nhánh TP. Bạc Liêu đang triển khai Chương trình cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi đối với khách hàng cá nhân khu vực đô thị. Họ tạo chương trình ưu tiên cho các mô hình sản xuất, tạo việc làm lên đến 100 triệu đồng. Đặc biệt là người vay không cần thế chấp tài sản.

Tập trung giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu: Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh vào cuối năm nay, Ngân hàng Nhà nước tỉnh tiếp tục chỉ đạo và theo dõi kết quả thực hiện của các TCTD về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Các ngân hàng đều thực hiện chính sách ưu đãi và giảm lãi suất hỗ trợ người dân
Các ngân hàng đều thực hiện chính sách ưu đãi và giảm lãi suất hỗ trợ người dân

Đồng thời, khuyến khích các TCTD tiếp tục hỗ trợ tín dụng để góp phần không làm “đứt gãy” chuỗi cung ứng giá trị, chuỗi sản xuất, lưu thông hàng hóa để tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng. Đánh giá thực trạng khó khăn của nền kinh tế tỉnh, các ngành nghề, loại hình doanh nghiệp để có các giải pháp hỗ trợ theo mức độ khó khăn và sự cần thiết cấp bách của các đối tượng, ngành nghề trong nền kinh tế.

Đẩy mạnh sự kết nối mật thiết giữa ngân hàng và doanh nghiệp

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tỉnh sẽ đẩy mạnh triển khai Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp. Cần tổ chức triển khai hiệu quả các giải pháp của ngành. Điều này sẽ đảm bảo hiệu quả thực tiễn. Như vậy mới kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn. Tiếp tục sau đó là chỉ đạo TCTD tập trung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản. Các tổ chức cần theo dõi quá trình triển khai của các TCTD theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 26/CT-TTg.

Các TCTD tiếp tục cắt giảm chi phí hoạt động. Họ cần tăng cường trích lập dự phòng rủi ro. Đi liên với đó TCTD cần giảm chỉ tiêu lợi nhuận. Điều này để tập trung nguồn lực giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân. Chính sách này cần đẩy mạnh đối với các khoản cho vay cũ. Các khoản cho vay trung, dài hạn cũng cần được lưu tâm. Tiếp đến là tập trung bổ sung, tăng vốn điều lệ của các TCTD…

Chính sách vốn vay cho phát triển sản xuất – xu hướng chung của thế giới

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, diễn biến này có nhiều nguyên nhân, một phần do đại dịch COVID-19 khiến triển vọng kinh tế khó khăn, mặt bằng lãi suất huy động ngân hàng giảm, nhiều doanh nghiệp, người dân có nguồn tiền nhưng thiếu cơ hội mở rộng sản xuất, kinh doanh nên gia tăng đầu tư chứng khoán, bất động sản. Xu hướng này tương đồng với diễn biến chung trên thế giới trong một năm qua trước bối cảnh triển vọng kinh tế khó lường, lãi suất ngân hàng giảm mạnh (nhiều nước áp dụng lãi suất âm), thị trường chứng khoán, bất động sản tăng mạnh tại nhiều nước châu Âu, Mỹ, Anh, Australia, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc…

Tổ chức tín dụng ưu tiên vốn vay cho phát triển sản xuất là xu hướng chung trong tình hình dịch bệnh
Tổ chức tín dụng ưu tiên chính sách vốn vay cho phát triển sản xuất là xu hướng chung trong tình hình dịch bệnh

Việc giám sát rủi ro các thị trường này thuộc phạm vi quản lý của nhiều bộ, ngành. Thời gian qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành liên quan (Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và môi trường) phối hợp chặt chẽ với các địa phương tăng cường giám sát, quản lý và cảnh báo rủi ro, thông báo công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất; phát hiện, ngăn chặn, răn đe, xử phạt nghiêm các hành vi thao túng, đầu cơ tăng giá; đẩy mạnh nguồn cung bất động sản…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *