Trái phiếu ngân hàng chủ yếu được nắm giữ bởi ai?

TPDN được ngân hàng phát hành đều được sở hữu bởi ngân hàng

Đầu tư trái phiếu hiện tại luôn nhận được sự tin tưởng của nhiều nhà đầu tư vì khả năng sinh lời cao. Đồng thời, hình thức đầu tư này cũng khá an toàn, không bấp bênh nhiều như khi bỏ tiền với các quỹ đầu tư khác. Bên cạnh việc mua trái phiếu doanh nghiệp thì loại hình kinh doanh được ưa chuộng nhất nhì thị trường tài chính thì đầu tư trái phiếu ngân hàng cũng vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, hiện nay các loại trái phiếu ngân hàng chỉ được giữ bởi các ngân hàng mà thôi.

Trái phiếu ngân hàng là gì?

Trái phiếu ngân hàng là trái phiếu do ngân hàng phát hành
TPNN là trái phiếu do ngân hàng phát hành

Trái phiếu là một loại chứng khoán xác định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay tiền) một khoản tiền xác định trong khoảng thời gian cụ thể và phải hoàn trả khoản vay ban đầu khi đáo hạn. Bản chất của việc phát hành trái phiếu là đi vay vốn và là một khoản vay có kỳ hạn. Trong đó, người mua trái phiếu cho bên phát hành trái phiếu vay. Trái phiếu được các nhà đầu tư không thích mạo hiểm ưa chuộng hơn. Đó là do tính ổn định và ít rủi ro:

  • Lãi suất trái phiếu không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đem lại khoản thu cố định thường kỳ cho nhà đầu tư.
  • Trái phiếu là chứng khoán nợ. Vì vậy, khi công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho người nắm giữ trái phiếu trước. Sau đó mới chia cho các cổ đông.

Trái phiếu ngân hàng (TPNN) là gì? TPNN là trái phiếu do ngân hàng phát hành giúp ngân hàng có thể huy động vốn trong thời gian ngắn (so với việc huy động từ người dân qua hình thức gửi tiết kiệm) với mức lãi suất được xác định trước. TPNN đem lại cơ hội đầu tư an toàn. Như gửi tiết kiệm nhưng lãi suất cao hơn.

Nhiều ngân hàng phát hành số lượng lớn trái phiếu

Theo số liệu của FiinGroup cho biết. Lượng trái phiếu do các ngân hàng phát hành trong 9 tháng đầu năm có giá trị đạt 116 nghìn tỷ đồng. Tăng 3% so với cùng kỳ. Đây là nhóm phát hành nhiều trái phiếu thứ hai chỉ sau Bất động sản. Và chiếm 33% tổng giá trị huy động. Theo FiinGroup, việc các ngân hàng đẩy mạnh việc huy động qua kênh trái phiếu để tăng vốn cấp 2. Sau đó là cải thiện tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định của NHNN.

Nhiều ngân hàng phát hành số lượng lớn trái phiếu
Nhiều ngân hàng phát hành số lượng lớn trái phiếu

Ở phía ngược lại, các ngân hàng vẫn duy trì là nhóm nhà đầu tư mua trái phiếu chính. Với 56% tổng giá trị phát hành và công ty chứng khoán chiếm 36,3%. Trong khi các ngân hàng mua trái phiếu có thiên hướng nắm giữ. Thì các công ty chứng khoán (CTCK) mua vào rất mạnh. Nhưng sau đó bán ra hầu hết cho nhà đầu tư thứ cấp. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, các CTCK đã phân phối ra thị trường khoảng 70 ngàn tỷ. Và các công ty này chỉ duy trì số dư danh mục ở mức thấp vào cuối tháng 6 năm 2021.

Số dư TPNN lưu hành của 29 ngân hàng thương mại tại cuối thời điểm 30/6/2021 ở mức 403,7 nghìn tỷ đồng. Con số này tương đương với giá trị TPDN của các tổ chức tín dụng mà các ngân hàng này cũng đang nắm giữ tại thời điểm đó.

TPDN được ngân hàng phát hành đều được sở hữu bởi ngân hàng

Do đó, FiinGroup nhận định gần như toàn bộ TPDN phát hành. Bởi các ngân hàng đều đang được sở hữu bởi các ngân hàng và một số định chế tài chính khác. Theo nhóm phân tích. Ffiều này thể hiện sự dư thừa thanh khoản nói chung của hệ thống liên ngân hàng. Trong khi các ngân hàng đều có nhu cầu tăng vốn cấp 2. Qua đó nhằm bổ sung năng lực nguồn vốn trung và dài hạn. Cũng từ đó nhằm tài trợ cho việc tái cấu trúc nợ COVID vốn có kỳ hạn dài hơn. Đặc biệt là cải thiện tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo qui định hiện hành của NHNN.

Ngoài ra, theo dữ liệu thống kê từ 382 đợt phát hành TPDN. Số lượng ngân hàng tham gia trực tiếp mua trái TPNN trên thị trường sơ cấp chỉ chiếm khoảng 23,2% lượng TPNN phát hành. Theo quy định tại Thông tư 34/2013/TT-NHNN. Tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu phát hành trên sơ cấp của tổ chức tín dụng khác. Nên các công ty chứng khoán thường đứng ra làm trung gian, mua TPNN trên sơ cấp. Sau đó bán lại cho các tổ chức tín dụng khác. Hiện tại, quy định này đã được gỡ bỏ. Nên các ngân hàng thương mại đã có thể trực tiếp mua trái phiếu của nhau trên thị trường sơ cấp từ ngày 17/5/2021.

Xem thêm nhiều tin tức mới nhất về Thông tin trái phiếu tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *