Doanh nghiệp gia tăng chuyển đổi số nhiều hơn trước khi đại dịch

Cách mạng công nghiệp 4.0

Nhiều chuyên gia nhận định rằng, trong tương lai gần cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ là sự chọn lựa mà sẽ là xu hướng tất yếu để phát triển của các doanh nghiệp nếu muốn đứng vững. Chuyển đổi số mang lại nhiều ích lợi ích như nghiên cứu hoặc điều hành quản lý kinh doanh, tối ưu được chi phí vận hành cũng như tăng hiệu suất lao động,… Tận dụng công nghệ để thay đổi mô hình truyền thống sang công nghệ số hiện đại. Hiện nay, doanh nghiệp đang sử dụng chuyển đổi số tăng gấp 3 lần so với trước khi diễn ra đại dịch.

Vậy chuyển đổi số là gì? Vì sao chuyển đổi số lại quan trọng?

Chuyển đổi số (Digital transformation) là việc tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức, với mục tiêu chính là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng và hơn nữa là tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Chuyển đổi số đòi hỏi tổ chức phải có quyết tâm thay đổi
Chuyển đổi số đòi hỏi tổ chức phải có một quyết tâm thay đổi từ “gốc rễ”

Chuyển đổi số đòi hỏi tổ chức phải có một quyết tâm thay đổi từ “gốc rễ”, liên tục thách thức những thói quen, không ngừng thử nghiệm cái mới và học làm quen với thất bại. Chính vì thế, nhiều tổ chức rất chật vật trong quá trình chuyển đổi số vì không thể nào bỏ được những giá trị cốt lõi.

Doanh nghiệp chuyển đổi sang hình thức trực tuyến ngày càng tăng

Sau các đợt phong tỏa, số lượng doanh nghiệp chuyển đổi sang hình thức trực tuyến mỗi tháng tăng gấp 3 lần so với mức trước đại dịch, đỉnh điểm là vào tháng 7/2020 – báo cáo của Mastercard cho biết.

Báo cáo “Phục hồi: Tái khởi động doanh nghiệp nhỏ” (Recovery Insights: Small Business Reset) của Mastercard chỉ ra tác động của cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu và quá trình phục hồi đang diễn ra đối với các doanh nghiệp nhỏ trên toàn cầu.

Báo cáo chỉ ra rằng doanh số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Bị các công ty lớn bỏ xa đến 20% trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, năm 2021 ghi nhận xu hướng gia tăng về doanh số của các doanh nghiệp này. Từ đầu năm đến tháng 8/2021, tổng doanh số của các SMEs tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020. Và doanh số thương mại điện tử tăng 31,4% trên toàn cầu.

Ông David Mann – Viện Kinh tế Mastercard nhận định: “Các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch. Song ngay từ đầu, tình trạng phụ thuộc vào hỗ trợ của chính phủ. Và việc thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đã khiến các SMEs khu vực châu Á – Thái Bình Dương; gặp phải những khó khăn lớn hơn nhiều.

Trước những hạn chế đi lại và chiến lược “không Covid”. Thương mại điện tử đóng vai trò như một chiếc phao cứu sinh giúp cho các tổ chức vượt qua đại dịch. Sự chuyển dịch nhanh chóng sang kỹ thuật số; đã mở đường cho thế hệ những nhà khởi nghiệp tiếp theo”.

Những xu hướng chuyển đổi số chủ đạo trong doanh nghiệp

4 xu hướng chủ đạo xuất hiện dưới tác động của COVID-19:

Về thương mại điện tử

Về Thương mại điện tử: Sau các đợt phong tỏa. Số lượng doanh nghiệp chuyển đổi sang hình thức trực tuyến mỗi tháng tăng gấp ba lần so với mức trước đại dịch, đỉnh điểm là vào tháng 7/2020. Điều này phản ánh sự gia tăng về nhu cầu đối với các kênh bán hàng trực tuyến.

Số lượng doanh nghiệp chuyển đổi sang hình thức trực tuyến
Số lượng doanh nghiệp chuyển đổi sang hình thức trực tuyến mỗi tháng tăng gấp ba lần so với mức trước đại dịch

Sự chuyển dịch sang hình thức kinh doanh số đã duy trì đà tăng kể từ đó đến nay. Tại Úc, số người bán chấp nhận giao dịch thương mại điện tử vào năm 2020; lần đầu tăng 60% so với năm trước đó.

Về khởi nghiệp

Về Khởi nghiệp: Năm 2020, có thêm khoảng 35% DN mới hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. So với năm 2019, tăng nhẹ so với mức trung bình toàn cầu 32% của SMEs. Và hơn 8 lần so với mức 4% của các doanh nghiệp lớn. Xu hướng này được thể hiện rõ nét nhất tại Úc (tăng 73%); Nhật Bản (tăng 38%) và Thái Lan (tăng 29%).

Gia tăng doanh số bán hàng tại khu vực dân cư

Gia tăng doanh số bán hàng tại khu vực dân cư: Do phạm vi di chuyển của khách du lịch và người lao động thu hẹp. Doanh số bán hàng của các doanh nghiệp nhỏ tại các khu vực thương mại đang bị ảnh hưởng. Trong khi doanh số bán hàng trong các khu vực dân cư lại gia tăng.

Nhà hàng và nơi lưu trú

Nhà hàng và Nơi lưu trú: Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú nhỏ lẻ tăng trưởng vượt bậc; so với các doanh nghiệp lớn từ năm 2020 đến năm 2021. Xu hướng du lịch tại địa phương đang đem lại lợi nhuận; cho các công ty kinh doanh dịch vụ lưu trú nhỏ lẻ. Điều này gây ảnh hưởng nhất định đến những khách sạn lớn tại các thành phố lớn.

Trái lại, kể từ đầu năm 2021 đến nay, các nhà hàng kinh doanh vừa và nhỏ trên phạm vi toàn cầu. Lại bị các đối thủ lớn bỏ xa khoảng 17%. Một ngoại lệ đáng chú ý là Hồng Kông; nơi các DN kinh doanh dịch vụ ăn uống nhỏ và vừa vượt lên. So với các doanh nghiệp lớn trong năm 2021.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *